Du lịch - Thể thaoThể thao Quốc tế

Báo động đỏ khi cầu thủ Anh không còn hot trên TTCN

Tạp Chí Giáo Dục

Càng ngày, số cầu thủ Anh chơi bóng tại Premier League đang giảm đi một cách đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao "Tam Sư" lại thất bại thảm hại ở VCK World Cup 2010.
Cách đây chừng 3 năm, các cầu thủ Anh luôn có một chỗ đứng mỗi khi bước vào các TTCN (dù phần lớn chỉ là sự mua bán diễn ra thuộc nội bộ Premier League). Chính điều này đã khiến cho giá trị các cầu thủ được đẩy lên một cách chóng mặt.
Không đâu trên thế giới, phí chuyển nhượng cầu thủ nội địa lại đắt đỏ như Premier League. Lấy ví dụ điển hình như trường hợp của tiền vệ Sidwell của Everton. Tuy mới 19 tuổi nhưng cầu thủ này đã nhận được lời đề nghị tới hơn 20 triệu bảng trong khi tài năng thì vẫn chỉ ở dạng tiềm năng dù anh đã ít nhiều chứng tỏ được giá trị trong mùa giải vừa qua.

Thất bại của đội bóng Tam sư tại World Cup 2010 khiến cho giá trị của cầu thủ Anh bị giảm sút nghiêm trọng.

Việc giá của các cầu thủ Anh quá cao đã khiến cho các CLB của Premier League buộc phải tính đến các hướng chuyển nhượng khác. Theo đó, thay vì hướng tới những cầu thủ nội địa đắt đỏ, những mục tiêu hướng tới chủ yếu nhằm vào những thị trường khác mà giá trị cầu thủ thấp hơn rất nhiều.
Hoặc nếu có chiêu mộ các cầu thủ Anh có tên tuổi, thì hầu hết các CLB đều hướng tới các bản hợp đồng miễn phí. Đơn cử là thương vụ Joe Cole gia nhập Liverpool theo dạng chuyển nhượng tự do.
Tính đến thời điểm này của TTCN, đã có tổng cộng 42 vụ chuyển nhượng được hoàn tất. Điều đáng nói là trong số này chỉ có 9 cầu thủ mang quốc tịch Anh (tỷ lệ chỉ là 21%).
Trong số 9 cầu thủ thì đã có tới 5 cầu thủ đã và đang chơi cho các CLB Premier League (Ben Foster, Joe Cole, Greening, Smalling và Robbie Blake). Điều đó có nghĩa mùa giải mới, chỉ có 4 tân binh người Anh được trao cơ hội chơi ở giải đấu hàng đầu của đất nước xứ sở sương mù.
Mùa giải năm ngoái, theo thống kê từ Ban tổ chức, chỉ có 40 % số cầu thủ chơi tại Premier League là người Anh. Điều đáng nói hơn, lần đầu tiên trong lịch sử của Premier League, có một trận đấu mà ra sân trong đội hình xuất phát là 22 cầu thủ đều mang quốc tịch nước ngoài. Đó là trận đấu giữa Arsenal và Wigan ở mùa giải 09/10.
So sánh với La Liga, giải bóng đá đang cạnh tranh thị phần trực tiếp với Premier League về tính hấp dẫn lẫn giá trị thương mại, có thể thấy bóng đá Anh đang dần lép vế hoàn hoàn.
Tính đến thời điểm này, 77% số bản hợp đồng được hoàn tất trên thị trường chuyển nhượng đều là những cầu thủ là người Tây Ban Nha. Rõ ràng đây là một con số mà người Anh luôn phải mơ ước.
Sự dồi dào về số cầu thủ nội tại La Liga giúp ĐT Tây Ban Nha luôn có được rất nhiều sự lựa chọn mỗi khi ĐTQG tập trung. Đó cũng là lý do tại sao đội bóng xứ sở đấu bò đang có thống trị cả châu Âu lẫn thế giới với lứa cầu thủ tài năng.
Không những vậy, HLV Del Bosque luôn luôn không phải quá lo lắng trước bất cứ sự vắng mặt đáng tiếc nào khi trong tay ông có quá nhiều những giải pháp thay thế xứng đáng.
Điều này hoàn toàn ngược lại với tình cảnh của ĐT Anh khi HLV Fabio Capello luôn phải rất đau đầu trong bài toán nhân sự. Bất cứ một mắt xích nào chấn thương hay vì một lý do vắng mặt, "Tam Sư" gần như không có sự thay thế hoàn hảo.
Với hiện trạng các cầu thủ Anh ngày càng ít có cơ hội để khẳng định ở các giải đấu đỉnh cao, Capello chắc chắn sẽ còn phải "đỏ mắt" để tìm thêm những tài năng cho nền bóng đá xứ sở sương mù.
Tình hình chuyển nhượng của 20 CLB Premier League (tính đến ngày 20/7):
ARSENAL (Chuyển nhượng 2, người Anh 0) Marouane Chamakh (Morocco, tự do); Laurent Koscielny (Pháp, 8,5 triệu bảng).
ASTON VILLA (Chuyển nhượng 0)
BIRMINGHAM (Chuyển nhượng 3, người Anh 1) Nikola Zigic (Serbia, 6 triệu bảng); Ben Foster (Anh, 6 triệu bảng); Enric Valles (TBN, tự do).
BLACKBURN (Chuyển nhượng 0)
BLACKPOOL (Chuyển nhượng 0)
BOLTON (Chuyển nhượng 2, người Anh 1) Martin Petrov (Bulgaria, tự do); Robbie Blake (Anh, tự do).
CHELSEA (Chuyển nhượng 3, người Anh 0) Yossi Benayoun (Israel, 5.5 triệu bảng); Matej Delac (Croatia, 2.7 triệu bảng); Tomas Kalac (Séc, 4.8 triệu bảng).
EVERTON (Chuyển nhượng 4, người Anh 1) Joao Silva (BĐN, 500.000 bảng); Magaye Gueye (Pháp, 900.000 bảng); Jermaine Beckford (Anh, tự do); Jan Mucha (Slovakia, tự do).
FULHAM (Chuyển nhượng 2, người Anh 1) Philippe Senderos (Thụy Sĩ, tự do); Jonathan Greening (Anh, 5.5 triệu bảng).
LIVERPOOL (Chuyển nhượng 3, người Anh 2) Jonjo Shelvey (Anh, 2 triệu bảng); Milan Jovanovic (Serbia, tự do); Joe Cole (Anh, tự do).
MAN CITY (Chuyển nhượng 4, người Anh 1) Jerome Boateng (Đức, 10.5 triệu bảng); Yaya Toure (BBN, 25 triệu bảng); David Silva (TBN, 24 triệu bảng); Alex Henshall (Anh, 250.000 bảng); Aleksandar Kolarov (Serbia, 17 triệu bảng).
MAN UTD (Chuyển nhượng 2, người Anh 1) Javier Hernandez (Mexico, 6 triệu bảng); Chris Smalling (Anh, 10 triệu bảng).
NEWLE (Chuyển nhượng 1, người Anh 1) James Perch (Anh, 1.5 triệu bảng).
STOKE (Chuyển nhượng 1, người Anh 0) Florent Cuvelier (Bỉ, tự do).
SUNDERLAND (Chuyển nhượng 2, người Anh 0) Simon Mignolet (Bỉ, 2 triệu bảng); Cristian Riveros (Paraguay, 2 triệu bảng).
TOTTENHAM (Chuyển nhượng 1, người Anh 0) Sandro (Brazil, 9 triệu bảng).
WEST BROM (Chuyển nhượng 3, người Anh 0) Gabriel Tamas (Romani, 800.000 bảng); Pablo Ibanez (TBN, tự do); Steven Reid (CH Ireland, tự do).
WEST HAM (Chuyển nhượng 3, người Anh 0) Thomas Hitzlsperger (Đức, tự do); Pablo Barrera (Mexico, 4 triệu bảng); Frederic Piquionne (Lyon, 1.5 triệu bảng).
WIGAN (Chuyển nhượng 2, người Anh 0) Antolin Alcaraz (Paraguay, 500.000 bảng); Mauro Boselli (Argentina, 6 triệu bảng).
WOLVES (Chuyển nhượng 4, người Anh 0) Steven Fletcher (Scotland, 7 triệu bảng); Jelle van Damme (Bỉ, 2.5 triệu bảng); Steven Mouyokolo (Pháp, 2.5 triệu bảng); Stephen Hunt (CH Ireland, 4 triệu bảng).
TT (theo vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)