Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Báo động mất an toàn lao động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chiu 11-9, mt v tai nn lao đng (TNLĐ) nghiêm trng xy ra ti công trình xây dng Trung tâm Thương mi và căn h Saigon Homes làm 2 công nhân rơi t giàn giáo tng 10 xung đt, c 2 nn nhân đu t vong ngay sau đó. V vic tiếp tc gióng lên hi cnh báo v tình trng mt an toàn lao đng (ATLĐ) hin nay ti các công trình xây dng cao tng trên đa bàn.

Giàn giáo ti tng 10 công trình khu Trung tâm Thương mi và căn h Saigon Homes bt ng đ sp khiến 2 công nhân t vong

“Thn chết” trong gang tc

Theo đó, khoảng 14 giờ 10 phút ngày 11-9, khi nhiều công nhân đang thi công tại tầng 10 công trình khu Trung tâm Thương mại và căn hộ Saigon Homes (819 đường Hương lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM), thì giàn giáo bất ngờ đổ sập khiến công nhân Hà Văn Khoa (58 tuổi, quê Vĩnh Phúc, ngụ quận Bình Tân) và bà Nguyễn Thị Quắng (59 tuổi, quê Trà Vinh, ngụ huyện Bình Chánh) rơi xuống đất. Ông Khoa tử vong tại chỗ, riêng bà Quắng rơi trúng vào giàn lưới bảo vệ, được tức tốc chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Anh N.V.C (39 tuổi, công nhân thi công tại công trình trên) còn hãi hùng nhớ lại: Khi chúng tôi đang thi công lắp cốp pha thì nghe tiếng động mạnh từ công trình nên chạy đến xem thì thấy một người đàn ông nằm bất động dưới đất, còn người phụ nữ nằm vắt trên giàn lưới chắn B40 tại tầng 1. Cho đến nay vẫn chưa ai biết nguyên nhân do đâu khiến giàn giáo bỗng nhiên bị sập. “Nghe nói cả ông Khoa và người phụ nữ kia đều rất nghèo, dù tuổi đã cao nhưng vẫn phải làm công nhân xây dựng để nuôi cả gia đình. Cả đời họ vất vả nhưng đến cuối đời cũng tức tưởi “ra đi””. Anh C. chia sẻ thêm, quê ở Tây Ninh, vợ chồng làm thuê không đủ nuôi 2 con nhỏ ăn học nên từ đầu năm 2017 anh tìm lên Sài Gòn tìm việc. Không có bằng cấp, học vấn anh đành xin làm thợ nề trong những công trình xây dựng. “So với một số việc tay chân khác, việc thợ nề lương khá cao gần 300 ngàn đồng/ ngày, tuy nhiên những người công nhân như chúng tôi gần như đánh đổi cả mạng sống. Mỗi ngày leo giàn giáo là chuyện bình thường, càng phải làm việc ở trên cao ai cũng sợ vì chỉ cần sẩy chân té xuống là mất mạng, “thần chết” chỉ trong gang tấc. Mỗi ngày xong việc trở về phòng trọ thấy mình còn sống là thở phào nhẹ nhõm, còn những tai nạn thương tích như gãy tay, gãy chân, chấn thương phần mềm gần như thường xuyên…”.

Đứng bên cạnh anh C. một người dân sinh sống gần công trình xây dựng trên lo lắng cho hay: “Quá trình thi công nhiều lần vật liệu rơi xuống mái nhà, thậm chí cách đây 2 ngày một thanh sắt rơi xuống nóc nhà của chị tôi, mái tôn thủng lỗ rất to, rất may lúc đó không có ai ở nhà, nếu không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra…”. Trước đó, đầu năm 2017 một loạt các vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến nhiều người thương vong. Có thể kể đến vụ tai nạn đứt cáp, đổ sập tại nhà máy Samsung V3 (Bắc Ninh), vụ việc khiến khoảng 7 công nhân bị thương, một công nhân người Hàn Quốc tử vong; khoảng tháng 5-2017 xảy ra vụ sập giàn giáo dự án khách sạn Mường Thanh (Hà Nội) làm 3 người bị thương nặng…

Hơn 1.500 ngưi gp TNLĐ trong 1 năm

Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM, tình hình TNLĐ trên địa bàn luôn ở mức cao so với các tỉnh thành khác. Mỗi năm, có khoảng 1.500 đến 1.700 vụ TNLĐ xảy ra trên địa bàn, chiếm 15% tổng số vụ trong cả nước. Chỉ riêng năm 2017, TP.HCM xảy ra hơn 1.500 vụ việc với hơn 1.500 người bị nạn, trong đó có 123 người tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất nước. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, TP.HCM xảy ra 17 vụ TNLĐ làm 16 người tử vong. Con số thống kê trên cho thấy tình hình TNLĐ tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp. Các vụ TNLĐ xảy ra đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Cụ thể các vụ TNLĐ làm thiệt hại gần 19 tỷ đồng cho các chi phí bồi thường, trợ cấp, y tế, trả lương trong thời gian điều trị và mỗi năm đều tăng khoảng 13% số vụ. Không chỉ thiệt hại về người, tài sản TNLĐ còn gia tăng nỗi đau tinh thần đối với gia đình và xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

“Đ gim TNLĐ, trong thi gian ti ngoài đy mnh các bin pháp tuyên truyn đi vi doanh nghip, yêu cu doanh nghip phi tp hun, cung cp nhng phương tin bo h cho ngưi lao đng; các cp qun huyn phi t kim tra, nhc nh, chn chnh cũng như đình ch nhng nguy cơ kéo gim TNLĐ đến mc thp nht, nhm bo v sinh mng cho ngưi lao đng” – ông Nguyn Quc Vit nhn mnh.

Nhận định về nguyên nhân khiến tình hình mất ATLĐ gia tăng, ông Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng ATLĐ, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho hay, nguyên nhân của các vụ tai nạn chết người chủ yếu xuất phát từ lỗi do người sử dụng lao động (chiếm tới 45%). Cụ thể, lỗi do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 14,6%; không huấn luyện ATLĐ hoặc có huấn luyện nhưng chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 12%; hoặc doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị không đảm bảo an toàn trong quá trình lao động… Trong những vụ việc TNLĐ thương tâm, nhiều trường hợp xuất phát từ lỗi của người lao động (chiếm 20%), trong đó chủ yếu do người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Ông Việt nhấn mạnh thêm, ngoài các nguyên nhân từ chủ doanh nghiệp, người lao động thì tồn tại nhiều nguyên nhân khác, trong đó là việc nâng cấp hạ tầng cũng như xây dựng các chung cư cao tầng, nhà ở dân dụng rất nhiều, tuy nhiên việc sử dụng lao động phổ thông lại không được tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động. Trong khi tai nạn phần lớn là ở các công trình này, thậm chí các công trình nhỏ lẻ, tự phát, hoặc công trình xây dựng ven đô.

Nhã Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)