Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Báo động rác vũ trụ từ các dự án thám hiểm không gian

Tạp Chí Giáo Dục

NASA ước tính có hơn 500.000 mảnh vỡ đang trôi nổi với tốc độ lên đến 28.162km/h (17.500 mph) xung quanh Trái Đất. Hai mảnh vỡ từ không gian bị rơi xuống Myanmar vào thứ năm (10/11) có khả năng là những bộ phận từ một chiếc máy bay, tên lửa, vệ tinh bị rơi, hoặc từ trạm không gian Tiangong-1.
Hai vụ rơi liên tiếp
Một nhà máy khai thác mỏ ở phía bắc Myanmar đã trở thành nơi hoang tàn do một mảnh vỡ không gian lớn rơi trúng vào thứ năm tuần trước. Ngoài ra, một mảng nhỏ của mảnh vỡ có dấu hiệu bằng tiếng Trung Quốc cũng phá hủy mái nhà ở một ngôi làng gần đó. May mắn thay, không có ai bị thương trong hai vụ việc.
Hình ảnh bộ phận bị rơi xuống Myanmar - Global New Light, Myanmar.
Hình ảnh bộ phận bị rơi xuống Myanmar – Global New Light, Myanmar.
Các mảnh lớn hơn có dạng hình trụ và dài khoảng 4,5m (15 ft), với đường kính chỉ hơn 1m. "Các mảnh kim loại được cho rằng là một phần của vệ tinh hoặc là bộ phận của động cơ máy bay hay tên lửa", nguồn tin tại địa phương cho biết. Chính phủ Trung Quốc không lên tiếng về vụ việc này cho dù cả hai mảnh vỡ trên được cho là cùng một nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tháng trước tàu vũ trụ Tiangong-1 của Trung Quốc đã rơi vào bầu khí quyển của Trái đất. Có thể đó là một trong những mảnh vỡ từ chiếc tàu đó. Sự cố này cho thấy rác thải ngoài không gian đang ngày càng tăng và các mảnh vỡ đang trôi nổi xung quanh hành tinh của chúng ta. NASA ước tính có hơn 500.000 mảnh vỡ đang trôi lơ lửng với tốc độ lên đến 28.162km/h (17.500 mph) xung quanh Trái đất.
Tình trạng đáng báo động
Những rác thải ngoài không gian chính là "sản phẩm"từ các dự án thám hiểm vũ trụ của nhân loại. Hầu hết, những mảnh vỡ đều cũ, từ các vệ tinh ngừng hoạt động hoặc các bộ phận bỏ đi của tàu con thoi.
Do tốc độ di chuyển nhanh nên những mảnh này có thể gây nguy hiểm đến Trạm không gian thế giới và các vệ tinh đang hoạt động, cũng như tàu con thoi không gian hoặc phương tiện vận chuyển ngoài không gian khác của con người. Chúng cũng có thể va chạm vào Trái đất bất cứ lúc nào, tương tự như những gì đã xảy ra tại Myanmar.
Ngày càng có nhiều rác vũ trụ lơ lửng ngoài không gian.
Ngày càng có nhiều rác vũ trụ lơ lửng ngoài không gian.
May mắn thay, có những giải pháp để đối phó với vấn đề mảnh rác vụn trong không gian, như sử dụng laser hoặc các đám mây bụi. Một nhóm các nhà khoa học từ Thụy Sĩ thậm chí còn đề nghị phóng một vệ tinh được trang bị 1 loại lưới đặc biệt nhằm thu thập các mảnh vỡ không gian. Đã có nhiều nỗ lực đáng tuyên dương tuy nhiên giải pháp toàn diện cần thiết nhất là mỗi quốc gia nên phân phối nguồn lực để góp phần dọn dẹp các mảnh vụn trong không gian.
Ý tưởng về một tàu không gian chuyên thu thập rác vũ trụ.
Ý tưởng về một tàu không gian chuyên thu thập rác vũ trụ.
"Nếu chúng ta muốn đưa con người lên sao Hỏa hoặc có thể thực hiện chuyến du lịch không gian, chúng ta phải đảm bảo an toàn cho tàu lửa vũ trụ từ những mảnh vụn đó vì chúng có khả năng phá hủy quỹ đạo đi của tàu vũ trụ" – người phát ngôn NASA cho hay.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)