Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Báo động tình trạng học sinh thừa cân, béo phì: Năm học mới, nỗi lo cũ

Tạp Chí Giáo Dục

Tình trng hc sinh tha cân, béo phì (TCBP) là ni lo chưa bao gi cũ mi khi năm hc mi bt đu. Trưng hc cht chi, thiếu sân chơi nên hc sinh không có ch đ vn đng; lch hc kín mít, hết hc chính khóa trưng li hc thêm trung tâm. Và đ thun tin cho vic “chy show” này, hc sinh đành phi ăn thc ăn nhanh, ung nưc ngt. Hu qu là t l hc sinh TCBP ngày càng nhiu, nht là khu vc thành th


Đ phòng nga tình trng tha cân béo phì  la tui hc đưng, gia đình nên to điu kin cho tr tham gia các hot đng th thao

“Quá ti” hc sinh tha cân, béo phì

Cô Nguyễn Thu Oanh (giáo viên tiểu học ở TP.HCM) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi mùa hè, quay lại trường là cô lại “kinh ngạc” khi thấy nhiều học sinh của mình “lớn” quá sức tưởng tượng. Nhiều em mới lớp 3 mà đã nặng hơn 40kg, thậm chí 45-46kg.

“Ở mầm non, nuôi dưỡng là chính nên trẻ TCBP thường có chế độ ăn uống và tập luyện riêng để giảm cân. Còn ở tiểu học, học là chính nên việc giảm cân cho học sinh không được quan tâm như ở trường mầm non. Chủ yếu vẫn là tuyên truyền các em hạn chế ăn thức ăn nhanh, uống nước ngọt; căng tin trường học không được bán nhưng học sinh vẫn có thể mua ở bên ngoài. Đó là chưa kể nhiều phụ huynh vì 1.001 lý do mà để cho con ăn thức ăn nhanh như pizza, sandwich, uống nước có gas, gà rán… Có lẽ phụ huynh không để ý nhưng trên thực tế những học sinh TCBP có chút thiệt thòi so với các bạn có cân nặng bình thường. Ví dụ, giờ ra chơi những bạn có cân nặng bình thường có thể chạy nhảy, vui chơi nhưng những em TCBP thì chậm chạp nên khó tham gia các trò chơi cùng bạn bè. Không chỉ có vậy, nhiều học sinh “quá khổ” còn bị các bạn kỳ thị…”, cô Oanh tâm tư.

Anh Lê Tuấn Khải (Q.7) cho biết, con trai anh mặc dù mới là học sinh lớp 8 nhưng đã nặng 63kg, cao 1,62m. Từ nhỏ cậu bé đã thích đồ ngọt, đồ béo. Trong khi vợ chồng anh cấm thì ông bà nội lại nuông chiều, thường giấu các con mua đồ ăn “vỗ béo” cháu.

“Con trai tôi cũng không phải là “hàng hiếm” trong lớp, trong trường. Thỉnh thoảng đưa con đi học, tôi bắt gặp nhiều học sinh to ngang ngửa con mình. Không chỉ là học sinh nam mà nhiều nữ sinh cũng cao to lực lưỡng lắm…”, anh Khải kể.

Theo thống kê từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Việt Nam, năm 2010, tỷ lệ trẻ em thừa cân tại nước ta là 8,5%, 10 năm sau tăng hơn 200% – lên 19% vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em béo phì tăng gần 400%, từ 2,5% (năm 2010) lên 8,1% (năm 2020). Trong đó, đối với học sinh tiểu học, tỷ lệ TCBP là 41% (khu vực thành thị), 17% (khu vực nông thôn); ở bậc THCS, tỷ lệ này tương đương 30% (thành thị) và 11% (nông thôn); THPT là 13% (thành thị) và 6% (nông thôn).

Riêng tại TP.HCM, một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP công bố năm 2022 cho thấy, năm 2009, tỷ lệ học sinh TCBP bậc tiểu học là 38,5%, đến năm 2019 con số này tăng lên 56,9%. Còn ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh TCBP tuy ít hơn nhưng vẫn ở mức báo động – năm 2009 là 15,7%, 10 năm sau (năm 2019) tăng vọt lên 41,9%. Bậc THPT, năm 2009 tỷ lệ này là 9,4%, năm 2019 tăng lên 25,3%. Con số chung về tỷ lệ học sinh TCBP tại TP từ 21,9% ở tất cả các bậc học năm 2009 tăng lên 43,7% vào năm 2019.


Mt hc sinh lp 4 tha cân béo phì

2, 3 năm trở lại đây, tuy chưa có thống kê nào của các ngành chức năng nhưng cứ nhìn vào sân trường, lớp học tại những thành phố lớn thì sẽ thấy tỷ lệ học sinh TCBP đang áp đảo…

Gim đ ngt, tăng vn đng 

Tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng liên quan đến tầm vóc, trí tuệ, thể lực của trẻ sau này. Vì thế, gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm giúp các em hiểu về chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, để phòng ngừa TCBP lứa tuổi học đường, gia đình và nhà trường cần đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách sử dụng thực phẩm đa dạng, chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc và hạn chế chiên rán và thức ăn nhanh. Song song đó, bổ sung sữa không đường giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ, ngủ đúng giờ và ngủ đủ (trung bình từ 8-10 giờ/ngày). Đặc biệt, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất, vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Với những trẻ TCBP cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa. Không để trẻ quá đói vì nếu bị đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau. Nên nhai kỹ và ăn chậm (nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết), mỗi bữa ăn kéo dài 30 phút. Nên cho trẻ ăn no vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. Chọn ngũ cốc hoặc bánh mì có ít hoặc không có chất béo. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas; hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường; trước khi đi ngủ không nên cho trẻ ăn.

Cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ tham gia các hoạt động thể thao như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang; hướng dẫn trẻ làm việc nhà. Hạn chế ngồi xem ti vi, trò chơi điện tử…

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, trẻ thừa cân dễ trở thành người lớn béo phì. TCBP làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính khác.

Kim Anh

Bình luận (0)