Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo động tình trạng mua bán động vật hoang dã

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Li nhun ca vic mua bán đng vt hoang dã ch đng sau li nhun mua bán ma túy, hàng gi. Chính vì vy tình trng này xut hin ngày càng nhiu. Không ch din ra vi hình thc trc tiếp, đi tưng còn mua bán trên không gian mng. Dù lc lưng chc năng đã ra sc x lý nhưng vn còn nhiu bt cp.


Cơ quan chc năng phát hin x lý v mua bán ngà voi, vy tê tê

Thông tin này đưa ra tại tọa đàm “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam: Thành tựu và Thách thức” diễn ra mới đây tại TP.HCM.

Mua bán vi nhiu hình thc

Bà Bùi Thị Hà (Phó Giám đốc Phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên) cho biết, TP.HCM là một trong những địa phương ghi nhận tình trạng vi phạm về tiêu thụ động vật hoang dã lớn nhất trên cả nước. Các đối tượng mua bán động vật hoang dã với nhiều hình thức, trong đó có việc mua bán trực tiếp lẫn online. Các đối tượng thường không tập trung mua bán một chỗ mà thường xuyên dịch chuyển để trốn cơ quan chức năng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM có tình trạng mua bán động vật hoang dã. Điển hình như trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh (thuộc huyện Bình Chánh) chúng tôi phát hiện một người đàn ông ngồi bán cá thể rùa. Khi tiếp cận, người này nói rùa hiếm, dùng làm kiểng nên có giá 1,2 triệu đồng/con.

Theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, rùa là một trong các loài thường xuyên bị ghi nhận nuôi nhốt hoặc buôn bán trái phép để làm cảnh tại Việt Nam. Trong năm 2020, cơ quan chức năng đã giải cứu và tịch thu thành công 362 cá thể rùa từ các vụ việc có liên quan. Con số đó vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” khi trong 6 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận là 292 cá thể. Đáng chú ý, hoạt động buôn bán, nuôi nhốt các loài ngoại lai như rùa đang có chiều hướng gia tăng. Hoạt động này đang tiểm ẩn nhiều mối nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học nếu các cá thể này bị thả về tự nhiên cũng như nguy cơ lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Ngoài rùa, các loại chim như: chim chào mào, sáo, vẹt… cũng bị mang ra mua bán dù chúng thuộc loại động vật quý hiếm. Những loại chim này thường bị mang ra mua bán gần khu vực Cầu Tham Lương (Q.12) với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/con, tùy loại.

Việc mua bán và quảng cáo động vật hoang dã trên không gian mạng cũng gia tăng đáng kể khiến công tác xử lý vi phạm trở nên khó khăn hơn. Riêng năm 2020 đã có 1.759 vụ mới trên internet, trong đó bao gồm 5.642 vi phạm liên quan đến động vật sống, các bộ phận hoặc sản phẩm của động vật hoang dã. Chỉ cần lên mạng seach từ khóa “rùa” sẽ hiện ra “Cộng đồng rùa cảnh 3 miền”; “Mua bán rùa nước và rùa cạn”… hoặc từ khóa “chim” hiện ra rất nhiều kênh mua bán động vật quý hiếm này.

Cn “mnh tay” vi ti phm

Việc mua bán động vật hoang dã là hành vi bị nghiêm cấm. Các cơ quan chức năng cũng đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Số lượng các vụ án hình sự có đối tượng bị bắt giữ vẫn tiếp tục gia tăng, tỷ lệ số vụ án được đưa ra xét xử cũng đạt ở mức đáng kể. Đặc biệt, một số đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép đã phải đối mặt với những hình phạt thích đáng, góp phần đáng kể vào việc triệt tiêu, ngăn chặn hoạt động của những mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia này. Chẳng hạn như vụ đối tượng Nguyễn Mậu Chiến – kẻ cầm đầu một đường dây chuyên buôn lậu sừng tê giác và ngà voi xuyên quốc gia, hoạt động ở một số nước châu Phi. Đối tương bị kết án 23 tháng tù sau khi bị bắt giữ cùng với tang vật là sừng tê giác, ngà voi, hổ và các sản phẩm động vật hoang dã khác. Hay đối tượng Hoàng Tuấn Hải – một trong hai kẻ cầm đầu đường dây buôn bán rùa biển lớn nhất Việt Nam cũng đã bị kết án 4 năm 6 tháng tù sau khi các cơ quan chức năng tịch thu được hơn 10 tấn tang vật rùa biển từ các nhà kho do Hải và em trai điều hành vào cuối năm 2014.


Rùa b
 mang ra mua bán trên đưng Nguyn Văn Linh (qun 7)

Vic mua bán đng vt hoang dã là hành vi b nghiêm cm. Các cơ quan chc năng cũng đã x lý nhiu trưng hp vi phm. S lưng các v án hình s có đi tưng b bt gi vn tiếp tc gia tăng, t l s v án đưc đưa ra xét x cũng đ mc đáng k.

Dù vậy, nhưng công tác phát hiện, bắt giữ tội phạm động vật hoang dã vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều đối tượng cầm đầu vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Theo bà Hà, việc điều tra, bắt giữ và xử lý những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã quy mô lớn có yếu tố xuyên quốc gia là không hề dễ dàng. Bởi những đối tượng này thường không phải là những người trực tiếp thực hiện các thủ tục hải quan hay thậm chí cũng không phải là những người thu gom, đóng gói động vật hoang dã để đưa vào các xe vận chuyển trái phép về Việt Nam.

Tuy nhiên, đây không phải là việc làm không thể thực hiện nếu các cơ quan chức năng thực sự quyết tâm và nhận thấy sự cần thiết phải xử lý “tận gốc” vấn đề buôn bán, vận chuyển động vật trái phép. Vì trong quá trình điều phối hoạt động mua bán, thanh toán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, những kẻ phạm tội chắc chắn sẽ để lại dấu vết và bằng chứng dù lớn hay nhỏ. “Các tài khoản được dùng để thanh toán tiền hàng và phí vận chuyển, thông tin liên lạc kết nối các bộ phận khác nhau của đường dây, máy tính cá nhân và điện thoại của một số đối tượng tình nghi đều là các nguồn có thể được xem xét trong quá trình điều tra. Ngoài ra, các cơ quan thực thi pháp luật có thể mở rộng ra ngoài các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nhằm tìm ra cách tốt nhất để điều tra và khởi tố một đối tượng cầm đầu. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước khác trong các vụ việc có tính chất xuyên quốc gia cũng là cơ hội để có thể bắt giữ, xử lý triệt để các đối tượng phạm tội về động vật hoang dã, nếu không phải tại Việt Nam thì sẽ là tại các quốc gia khác”, bà Hà chia sẻ.

Thúy Kiều

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)