Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

‘Bao giờ cho đến tháng 10’ vào top phim châu Á hay nhất

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ phim sản xuất năm 1984 của đạo diễn Đặng Nhật Minh vừa được kênh CNN của Mỹ bầu chọn là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.

Diễn viên Lê Vân (vai Duyên) trong Bao giờ cho đến tháng 10. Ảnh: VNChannel.

When the tenth month cones (Bao giờ cho đến tháng 10) vẽ nên một bức tranh sống động, kể về cảm nhận của một góa phụ trẻ tuổi về những di sản trong chiến tranh Việt Nam. Nữ diễn viên chính của phim là nghệ sĩ ưu tú Lê Vân. Bộ phim được phát hành toàn thế giới với tên The love doesn’t come back.

Trong danh sách bầu chọn, Trung Quốc có tới 5 phim là In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) của đạo diễn Vương Gia Vệ năm 2000; To live (Phải sống) của Trương Nghệ Mưu năm 1994; Shower (Nhà tắm công cộng) của Trương Dương năm 1999; Infernal affairs (Vô gian đạo) của Lưu Vỹ Cường và Mạch Thiệu Huy năm 2002; Still life (Người tốt ở Tam Hiệp – 2006), đạo diễn Giả Chương Kha.

Hai diễn viên Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc trong Tâm trạng khi yêu. Ảnh: Montrealfilm.

Kế tiếp Trung Quốc là Nhật Bản với 3 phim: Shall we dansu? của đạo diễn Masayuki Suo năm 1998; Ikiru của Akira Kurosawwa năm 1952; The ballad of Narayama của Keisuke Kinoshita năm 1958.

Hàn Quốc và New Zealand có 2 phim. Hai bộ phim của xứ kim chi là The host (Quái vật sông Hàn) của đạo diễn Bong Joon Ho năm 2006 và Mandala của Im Kwon Taek năm 1981. Whale rider (Người cưỡi cá voi) của Niki Caro năm 2002 và Utu của Geoff Murphy năm 1983 là hai phim của New Zealand lọt vào danh sách.

Cảnh trong phim Quái vật sông Hàn. Ảnh: Movieshark.

Ngoài ra, một số quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt với một phim như Mother India của đạo diễn Ấn Độ Mehboob Khan năm 1957; Syndromes and a century của đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul năm 2006; Himala của đạo diễn Philippines Ishmael Bernal năm 1982; A touch of zen của đạo diễn Đài Loan King Hu năm 1969 và Gabbeh của đạo diễn Iran Mohsen Makhmalbaf năm 1996.

Nguồn VnExpress

Bình luận (0)