Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bao giờ hết cảnh “giải cứu” nông sản?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tình trng hàng ngàn xe ch nông sn ùn biên gii Trung Quc đã nh hưng nhiu đến mt hàng cây ăn trái đang vào mùa thu hoch ĐBSCL. Giá nông sn rt thê thm khiến ngưi nông dân khóc ròng…


K sư Nguyn Th Thin Duyên – Phó Trưng trm Khuyến nông huyn Phong Đin (bìa trái), hưng dn k thut sn xut mít Thái theo tiêu chun VietGAP cho anh Nguyn Thành Thưng (bìa phi)

Giá nông sn gim 2/3

Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL, mít Thái đang vào mùa chín rộ. Thị trường tiêu thụ của nông sản này chủ yếu là Trung Quốc, chiếm hơn 75%. Tại TP.Cần Thơ, huyện Phong Điền là vùng có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất, trong đó diện tích trồng mít Thái là 654,97ha, có 483,87ha đang cho trái. Theo số liệu của trạm khuyến nông huyện, tổng sản lượng mít Thái năm 2021 là 9.193,53 tấn. Thời gian trước dịch Covid-19, người trồng mít Thái ở Phong Điền nói riêng, khu vực Tây Nam bộ nói chung, có thu nhập cao và ổn định do loại cây này mau ra trái, kết hợp nông dân trồng rải vụ nên thu hoạch quanh năm.

Để tạo đầu ra cho nông sản, huyện Phong Điền có hàng chục vựa thu mua trái cây. Một trong số đó là vựa Thành Đạt (xã Nhơn Ái) chuyên thu mua mít Thái xuất khẩu sang Trung Quốc. Anh Nguyễn Thành Thiện – chủ vựa – cho biết: “Ngày 29-12-2021, một doanh nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đã đặt 5 tấn mít. Tôi đã cho 20 thương lái vào các nhà vườn thu mua. Tôi chia đều mỗi thương lái vài trăm kg để ai cũng có chút thu nhập. Hiện nay nếu mít không bị dội hàng thì vựa có thể thu mua hơn 20 tấn/ngày”.

Do mít không xuất sang Trung Quốc được nên những ngày cuối năm 2021, vựa Thành Đạt chỉ thu mua cầm chừng, ngày vài trăm kg mít để bán cho các chợ đầu mối. Hiện giá thu mua tại vựa: loại 1 (từ 9kg trở lên, trái tròn, da xanh, cơm đỏ) có giá 8.000 đồng/kg; loại 2 (dưới 9kg/trái) – 6.000 đồng/kg; loại 3 – 3.000 đồng/kg. Trong khi cùng kỳ năm 2020 giá thu mua tại vựa là 38.000 – 40.000 đồng/kg/ loại 1; loại 2 – 28.000 đồng/kg; loại 3 – 10.000 đồng/kg.

“Hồi đó vựa tôi thu bình quân 8 tấn/ngày. Hàng ngày thương lái ra vô tấp nập. Tại vựa, nhân công của tôi có 15 người, chủ – thợ làm việc xuyên suốt để cân ký, kiểm tra, ghi sổ sách, trả tiền… ai cũng chỉ kịp nghỉ tay ăn trưa. Cực nhưng vui vì có thu nhập cao, người lao động có việc làm. Bà con nông dân hồ hởi vì trúng mùa được giá. Bây giờ tôi chỉ thu mua cầm chừng, khi nào bên Tiền Giang điện sang đặt hàng, đặt bao nhiêu tôi kêu thương lái xuống nhà vườn thu gom bấy nhiêu”, anh Thiện tâm tư.

Tại ĐBSCL, mít Thái hiện rớt giá thê thảm. Tỉnh Hậu Giang, mít bán tại vườn bình quân 5.000 đồng/kg.

Tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.780ha trồng mít Thái. Ông Trần Vĩnh Nghi – Phó Trưởng chi cục trồng trọt – Bảo vệ thực vật tỉnh – cho biết: “Mít vào mùa chín rộ nhưng hàng không xuất được, bà con chuyển sang tiêu thụ nội địa. Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh vận động các doanh nghiệp quen biết ở các tỉnh, thành trong cả nước giúp “giải cứu”. Mít loại 1 được doanh nghiệp thu mua từ 8.000-10.000 đồng/kg, tuy chưa bằng 1/3 so với giá bán cùng kỳ năm trước nhưng cũng cao hơn nhiều tỉnh khác”.

Trái cây vào mùa, nếu không thu hoạch sẽ hư hại, đổ bỏ, người nông dân trắng tay. Anh Nguyễn Thành Thượng (ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền) có 1,8ha đất trồng mít Thái. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, anh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để giảm lượng phân bón và cho mít đẹp, anh Thượng tỉa trái, mỗi cây chỉ để từ 1-4 trái, nhờ vậy hầu hết thành phẩm của anh đạt loại 1.

Anh Thượng buồn bã: “Trước đây mít của tôi bán được giá lắm. Như năm 2020, cùng thời điểm này bán 40.000 đồng/kg. Hiện nay lái vô mua, loại 1 cũng chỉ 6.000 đồng/kg, coi như lỗ vốn… Tình trạng này kéo dài chắc bà con nhổ bỏ, không trồng mít Thái nữa”.

Cn đa dng th trưng xut khu

Ông Trần Thái Nghiêm – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ – phân tích, tình trạng ùn ứ hàng nông sản ở cửa khẩu Trung Quốc hiện nay cũng giống những vụ việc ách tắc khác mà Việt Nam thường gặp khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Quy luật thị trường đã chứng minh, xuất bằng đường tiểu ngạch, khi phía đối tác có vấn đề (như xảy ra dịch bệnh…) thì hàng hóa tại nơi sản xuất sẽ bị ùn ứ, nhất là mặt hàng nông sản. Tại ĐBSCL, hàng nông sản, trong đó có cây ăn trái, đã gặp khó trong tiêu thụ từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ…


Anh Nguyn Thành Thin – ch va trái cây Thành Đt (ngi), thu mua mít Thái t thương lái

“Để giải bài toán tiêu thụ, trước mắt, ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến cáo nông dân không nên mở rộng sản lượng; đồng thời đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật để nông dân sản xuất theo hướng an toàn, hạn chế sử dụng phân hóa học, cắt tỉa trái để cho sản phẩm đạt tốt nhất. Song song đó, tăng cường quảng bá, kết nối với các đơn vị tiêu thụ nông sản… Về lâu dài, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư các hệ thống bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt đối với ngành rau quả. Bên cạnh, để nông sản xuất khẩu vào nhiều thị trường quốc tế, Cần Thơ đang xây dựng các vùng sản xuất có mã số vùng trồng. Đến nay Cần Thơ đã tiếp nhận 59 mã số vùng trồng từ Cục Trồng trọt Bộ NN-PTNT. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, TP sẽ xây dựng các vùng nguyên liệu theo từng vùng sản xuất; hướng nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, Global GAP và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp… Năm 2022, Cần Thơ sẽ đưa hàng nông sản lên sàn thương mại, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết doanh nghiệp để thực hiện đặt hàng, tiêu thụ hàng cho nông dân…”, ông Nghiêm thông tin.

Tại huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ, kỹ sư Nguyễn Thị Thiện Duyên – Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện – cho biết: “Trạm đã xây dựng mô hình trồng mít Thái theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, tổng diện tích 35,64ha. Theo đó người trồng không sử dụng phân, thuốc hóa học mà thay bằng phân hữu cơ để chăm sóc cây, việc diệt cỏ và các loại sâu bệnh cũng bằng biện pháp tự nhiên. Trạm hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng trọt, chọn giống, hỗ trợ toàn bộ kinh phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn. Kết quả bước đầu các sản phẩm mít Thái này đều được các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại của Cần Thơ thu mua. Giá bán cao hơn từ 3.000-6.000 đồng/kg so với mít không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Ông Trần Vĩnh Nghi (tỉnh Sóc Trăng) thông tin thêm: “Sở NN-PTNT tỉnh khuyến cáo bà con trồng rải vụ mít Thái để kéo giãn thời gian thu hoạch, chia nhỏ lượng sản phẩm trên thị trường nhằm dễ tiêu thụ, nhất là khi chuyển sang thị trường nội địa. Bên cạnh, tỉnh đang đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất có mã số vùng trồng để sản phẩm đủ điều kiện xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và mở rộng thị trường quốc tế”.

Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)