Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bao giờ hết “lăn tăn” với F0?

Tạp Chí Giáo Dục

Do s ca mc Covid-19 c ta ngày mt tăng nên ch cn có chút triu chng ging nhim Covid-19 là nhiu ngưi li “cung lên” đi tìm câu tr li cho câu hi có phi bn thân đã nhim. Theo mt s chuyên gia y tế thì điu này là không cn thiết, thm chí là gây lãng phí. Vi biến th Omicron và hu hết mi ngưi đã tiêm 2-3 mũi vc-xin, nếu có nhim cũng không có gì phi lo lng…


Nhân viên y tế qun 8, TP.HCM tiêm vc-xin Covid-19 mũi tăng cưng cho ngưi dân

1.001 lý do đ… ngoáy mũi

Ngày 16-3, tại cơ sở xét nghiệm Điag (đường Nguyễn Thị Thập, Q.7), chúng tôi ghi nhận có rất đông người dân tới đây xét nghiệm Covid-19. Người lớn tuổi, trung niên, thanh niên, trẻ em có đủ. Một trong những khách hàng là chị Đoàn Sông Hương (P.Phú Mỹ, Q.7). Chị Hương cho biết, gần 50% cán bộ, nhân viên cơ quan chị đã và đang là F0. Riêng phòng chị chỉ còn 6/15 người chưa nhiễm Covid-19.

“Ngày 12-3, tôi thấy có triệu chứng nên tự test tại nhà, kết quả chỉ có 1 vạch. Ngày 14-3 (thứ 2) đi làm, cơ quan đã test nhanh cho tất cả mọi người. Có nhiều người 2 vạch nhưng tôi vẫn chỉ có 1 vạch. Lúc đó tôi an tâm là mình không sao và nghĩ thời tiết giao mùa có nhiều thay đổi, ngày nắng nóng, tối lạnh nên bị cảm cúm sơ sơ. Tuy nhiên triệu chứng ngày càng nặng hơn, tôi bắt đầu thấy đau mỏi ê ẩm, giọng khàn đặc, ho khan nên hôm nay quyết định đi xét nghiệm PCR. Nhà có trẻ nhỏ và người già nên tôi cần phải chắc chắn là mình có nhiễm Covid-19 hay không để còn phòng trách lây nhiễm cho mọi người”, chị Hương kể.

Cách đây hơn 10 ngày, chồng chị Hoàng Thanh Thảo (P.Cầu Ông Lãnh, Q.1) test nhanh ra 2 vạch. Trước đó 3 ngày, chồng chị đã thấy không được khỏe. Cũng từ bữa đó anh tự cách ly bằng cách không ăn chung với vợ con và ngủ riêng một phòng, lúc nào cũng đeo khẩu trang.

“Chồng 2 vạch được 3 ngày là tôi test nhanh cho mình và 2 đứa con. Lúc đó cả 3 mẹ con không có bất kỳ triệu chứng gì nhưng tôi vẫn test vì tôi muốn chắc chắn để còn biết cách chăm sóc các con. Kết quả là cả 3 mẹ con đều âm tính. Để phòng hờ, tôi nhốt 2 con trong phòng riêng. Còn tôi ở ngoài lo cơm nước cho cả nhà. 3 ngày sau thì tôi đau họng, sổ mũi nên test nhanh, tuy nhiên cũng chỉ có 1 vạch. 3 ngày sau nữa test lại thì 2 vạch. Con gái lớn than đau họng, test nhanh 2 lần đều âm tính. Đến nay thì tôi và chồng đều âm tính, 2 con không sao. Tổng cộng cả nhà tốn 15 cái test nhanh – 1,65 triệu đồng. Tiền test tốn gấp mấy lần tiền thuốc, nghĩ cũng xót và thấy lãng phí nhưng muốn an tâm thì đành phải vậy”, chị Thảo nói.

Có rất nhiều người như chị Hương, chị Thảo lẵng phí tiền vào việc test nhanh, xét nghiệm PCR để chứng minh là bản thân, người nhà đã nhiễm Covid-19 hay chưa. Chẳng hạn như gia đình chị Hà Thu Hằng (đường Khánh Hội, Q.4). Sau khi chị xét nghiệm ra 2 vạch (do chị bị sốt, ớn lạnh, ho, tiêu chảy) thì chồng và 2 đứa con dù không có bất kỳ triệu chứng nào cũng bị lôi ra ngoáy mũi. 5 ngày sau, cả nhà 4 người lại ngoáy thêm một lần nữa. Và cũng chỉ có chị là 2 vạch, còn lại đều 1 vạch.

“Tiền que test bây giờ đâu có rẻ, mua lẻ là 115.000 đồng/test, mua cả hộp 25 test thì mới có giá 85.000 đồng/test. Chưa tới 1 tuần mà cả nhà đã ném vào thùng rác gần chục cái test. Thực ra chỉ cần một mình tôi test vì có triệu chứng, sau 7 ngày thì test xem đã âm tính hay chưa là được; còn chồng và con không có triệu chứng thì không cần test. Mình tôi cách ly, mọi người còn lại thực hiện tốt 5K là ổn nhưng biến thể Omicron lây nhanh nên tôi yêu cầu cả nhà phải test để bớt lo lắng. Giờ nghĩ lại thấy xót tiền quá”, chị Hằng chia sẻ.

Đau đâu, tr đó

Các chuyên gia y tế nhận định, hiện nay biến thể chủ đạo ở nước ta là Omicron. Với biến thể này, trên 95% các triệu chứng lâm sàng gần như không có và nếu có sẽ rất nhẹ. Như vậy, về cơ bản, người nhiễm Covid-19 thường bệnh rất nhẹ. Do đó, người dân không cần thiết phải lạm dụng quá về các vấn đề xét nghiệm. Việc xét nghiệm hàng ngày để xem xem vạch mờ hay đậm, hay lôi cả nhà ra test là sự lãng phí không cần thiết. Điều quan trọng nhất của bệnh nhân mắc Covid-19 là theo dõi các triệu chứng để biết bệnh có nặng lên hay không.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nhất thiết phải tích trữ nhiều test trong nhà và test thường xuyên. Đối với gia đình đông người, nếu quá nửa là F0 thì không cần phải test tất cả vì có thể cả gia đình đã bị lây nhiễm, đặc biệt là những thành viên gia đình đã biểu hiện ra triệu chứng. Thời gian chuyển từ âm tính sang dương tính bằng kit test nhanh có thể tùy thuộc từng người, mặc dù nhiễm virus vào cùng một thời điểm. Thay bằng việc quan tâm tới kết quả test hàng ngày thì hãy cách ly và chăm sóc lẫn nhau để hết các triệu chứng.

CH CN TEST NHANH 2 LN

Theo các chuyên gia y tế, có 2 thời điểm cần phải thực hiện test nhanh Covid-19: Thời điểm có triệu chứng, test để xem có bị dương tính hay không; Thời điểm ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14, test để biết đã âm tính hay chưa.

Phần lớn mọi người sẽ xét nghiệm test nhanh ra vạch T mờ vào khoảng ngày thứ 10 kể từ khi phát hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với người sức khỏe yếu, miễn dịch suy yếu thì thời gian dương tính sẽ kéo dài hơn. Các trường hợp đã hết triệu chứng nhưng test nhanh vẫn ra vạch T đậm cũng không phải lo lắng vì đây là giai đoạn cơ thể đang đào thải virus, phần lớn các virus này không còn lây bệnh dễ dàng như trong mấy ngày đầu.

Các F0 sau khi test âm tính vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và giữ vệ sinh vì thực tế có thể vẫn đang mang virus.

BS Trương Hữu Khanh – Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – khẳng định: “Test không quan trọng bằng theo dõi triệu chứng, có triệu chứng gì thì chữa triệu chứng đó”.

Mới đây, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam và Trường ĐH Y dược TP.HCM đã cho ra sổ tay “Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm Covid-19”. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi có dấu hiệu như đau đầu, đau nhức toàn thân, sốt trên 38,5 độ thì sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu bệnh nhân ho thì sử dụng phương pháp giảm ho theo y học cổ truyền, các thuốc ho có nguồn gốc từ dược liệu; chỉ sử dụng thuốc tây khi ho nhiều gây khó chịu và đau rát họng – ho khan có thể sử dụng Dextromethorphan hoặc Eucalyptol, ho có đàm thì dùng N-Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol. Nếu người bệnh bị tiêu chảy thì sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol hoặc dung dịch tự pha (6 muỗng cà phê đường + ½ muỗng cà phê muối + 1 lít nước). Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như sát khuẩn mũi họng bằng nước muối sinh lý, dung dịch súc họng; bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch…

Khi có dấu hiệu nặng như khó thở, hụt hơi, thở nhanh, li bì, tím tái (môi, đầu chi) thì tạm thời sử dụng thuốc kháng viêm corticoid, kháng đông, đồng thời liên hệ với y tế để được hỗ trợ.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)