Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bao giờ người dân hết khổ vì lừa đảo trực tuyến?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Cc An ninh và phòng, chng ti phm s dng công ngh cao (B Công an), năm 2023, tng s tin ngưi dân b các đi tưng la đo chiếm đot trên mng khong 8-10 ngàn t đng, tăng gp 1,5 ln so vi năm 2022. Năm 2023, B Thông tin và Truyn thông đã nhn đưc gn 17,4 ngàn phn ánh v vic b la đo trc tuyến vi tng s tin đưc ghi nhn hơn 300 t đng.


“5 không” đ tránh la đo trên không gian mng đưc Công an th trn Nhà Bè, huyn Nhà Bè, TP.HCM tuyên truyn ti ngưi dân

Đ chiêu trò móc túi ngưi dân

Mặc dù năm 2023, Bộ Công an đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng; đồng thời các ngành chức năng cũng tăng cường tuyên truyền về các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, tuy nhiên tình trạng lừa đảo này không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí ngày càng tinh vi hơn. Theo đó, có rất nhiều người đã mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng chỉ sau một cuộc gọi của người lạ…

Cụ thể, ngày 5-5, Công an quận Tây Hồ (TP.Hà Nội) tiếp nhận thụ lý đơn tố giác của bà T. (77 tuổi, quận Tây Hồ) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đơn trình báo, bà T. nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người này nói bà đang nợ ngân hàng 63 tỷ đồng. Sau đó “cán bộ công an này” yêu cầu bà T. chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp để xác minh. Do lo sợ, bà T. đã chuyển khoản 6 lần với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng cho kẻ lừa đảo.

Trước đó, đầu tháng 4, bà P. (68 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng nhận được điện thoại của một người lạ tự xưng là cán bộ công an. Đối tượng nói bà P. liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền và đe dọa nếu bà không chứng minh được bản thân không liên quan đến đường dây này thì vài ngày nữa sẽ bị bắt. Quá sợ hãi, bà P. đã làm theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỷ đồng.

Không chỉ giả danh cán bộ Nhà nước để lừa người dân chuyển tiền, các đối tượng lừa đảo trực tuyến còn “đẻ” ra nhiều khóa học cho học sinh để “móc” tiền của phụ huynh, nhất là trong dịp hè.

Gần đây nhất, ngày 20-5, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã phát đi cảnh báo lừa đảo bằng hình thức đưa con tham gia các khóa học trải nghiệm thực tế trong sân bay hoặc học bổng nước ngoài. Theo Công an TP.Thủ Đức, đối tượng gọi điện thoại giới thiệu có chương trình học trải nghiệm thực tế trong sân bay, công ty lớn hoặc mời đầu tư vào một tập đoàn để có suất cho con được du học (học bổng) và hứa hẹn sẽ xin vào làm tại công ty, tập đoàn lớn. Các đối tượng yêu cầu nạn nhân tham gia vào nhóm xã hội như Telegram, nhóm Zalo do chúng tạo lập để trao đổi và hướng dẫn thực hiện các trò chơi do chúng đưa ra.

Thủ đoạn của các đối tượng là cung cấp số tài khoản và yêu cầu đóng phí để cho con tham gia các khóa học trải nghiệm, học trạng nguyên nhí hoặc chuyển tiền đầu tư vào các tập đoàn để lấy suất học bổng cho con. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng “biến mất” không dấu vết.

Bên cạnh đó, lợi dụng nhu cầu mở thẻ tín dụng của người dân, bọn lừa đảo đã tạo lập các trang web, trang mạng xã hội mạo danh các ngân hàng để quảng cáo chương trình khuyến mãi, ưu đãi mở thẻ tín dụng với nhiều thông tin hấp dẫn nhằm lừa đảo rút tiền từ tài khoản, thẻ của khách hàng.

Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, qua giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây đơn vị liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân về việc họ nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ mời tham gia hội nhóm Telegram, Zalo để đầu tư tài chính.

Hình thức lừa đảo này đã diễn ra khá phổ biến trước đây, dù chiêu trò của các đối tượng không mới nhưng rất tinh vi, vì thế vẫn có nhiều người dùng mạng xã hội bị lừa. Đối tượng lập các sàn giao dịch, trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế, sau đó giao cho đội ngũ nhân viên telesale gọi điện mời chào nhà đầu tư tham gia các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo và Telegram. Sau khi nhà đầu tư tham gia nhóm, đối tượng và thành viên của nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện thuyết phục nhà đầu tư thực hiện các nhiệm vụ điểm danh nhận tiền, giao dịch đầu tư tài chính, mua bán tiền ảo, tiền mã hóa nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi giao dịch thành công, tội phạm sẽ chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.

Cách nào đ tránh b la trên không gian mng? 

Theo VNCERT/CC, người dân cần cảnh giác, cẩn trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu hoạt động đầu tư qua bất cứ hình thức nào, nhất là trên mạng; tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư. Bên cạnh đó, người dân cần luôn đề phòng trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.

Ti Hi tho “Phòng, chng la đo trên không gian mng” do Hip hi An ninh mng quc gia t chc mi đây, Thưng tưng Lương Tam Quang – Th trưng B Công an, Ch tch Hip hi An ninh mng quc gia – nhn mnh, ti phm mng ngày càng phc tp, biến đi nhanh chóng; trit đ s dng các phương thc phm ti, có kch bn, đnh hưng, l trình, âm mưu, ý đ khi thc hin tn công mng nhm chiếm đot tài sn ca t chc, công dân. Theo thng kê, ti phm mng chiếm 57% tng s v ti phm các loi, gây thit hi không ch v kinh tế, tài chính mà còn làm mn đnh, an ninh an toàn xã hi…

Công an TP.Thủ Đức cũng khuyến cáo, khi có nhu cầu cho con tham gia các khóa học trải nghiệm (nhất là dịp hè), người dân cần tìm hiểu rõ thông tin, đến tận nơi để kiểm tra địa điểm diễn ra khóa học, trường đào tạo, giáo viên giảng dạy, công ty dự định góp vốn đầu tư; tuyệt đối không bị các đối tượng dẫn dụ tham gia vào các nhóm Telegram, nhóm Zalo do đối tượng tạo lập để tránh bị thao túng tâm lý tham gia làm nhiệm vụ do nhóm này yêu cầu. Người dân không được chuyển tiền, đóng phí, góp vốn cho người lạ, công ty, doanh nghiệp trên mạng xã hội khi chưa tìm hiểu xác minh thông tin rõ ràng; cần lưu số điện thoại công an phường nơi cư trú, cảnh sát khu vực để kịp thời trình báo, trao đổi thông tin khi nhận được tin nhắn và các cuộc gọi nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Mới đây, VietinBank đã phát đi thông báo khuyến cáo khách hàng về kênh chính thức đăng ký mở thẻ tín dụng. Theo đó, với kênh tại quầy – khách hàng đến bất kỳ điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc để được nhân viên trực tiếp hướng dẫn đăng ký mở thẻ; kênh online qua ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Lưu ý, với các trường hợp lừa đảo, kẻ gian sẽ dẫn dụ khách hàng thực hiện bằng kênh đăng ký online, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin OPT hoặc yêu cầu nộp tiền ngay vào tài khoản với lý do để đảm bảo cho mở thẻ tín dụng…

Linh – Vit

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)