Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bạo hành trẻ em: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tạp Chí Giáo Dục

Trước tình trạng xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em như bị đánh đập, bắt đi ăn xin, lao động nặng nhọc ở những nơi nguy hiểm… Tất cả những sự việc trên đều do người lớn, thậm chí có em bị chính cha mẹ mình gây nên. Ngày 10-6, Báo Tuổi Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Bạo hành ở trẻ em, trách nhiệm thuộc về ai?” nhằm tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng trên.

Bạo hành trẻ em ngày càng tăng

Trẻ em bị bắt đi ăn xin trên ngã tư Hàng XanhÔng Nguyễn Hồ Tâm – Phó chủ nhiệm Ủy ban dân số gia đình trẻ em cho biết, từ trước tới nay tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra rất nhiều. Nhưng chỉ đến những năm gần đây (2007) báo chí và người dân mới lên tiếng tố cáo nhiều vụ như: Vụ bé Bình ở Hà Nội bị vợ chồng chủ quán phở hành hạ, vụ hai vợ chồng người Thanh Hóa đưa trẻ em từ quê vào Sài Gòn bắt đi ăn xin, vụ bà Bông ở Bình Thạnh và vụ mẹ nuôi đánh con ở Bình Chánh… Do đó chúng ta cần phải có phương pháp tuyên truyền chống bạo hành trẻ em thật tốt. Hơn nữa, những đối tượng trên bị xử lý quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên thường tái phạm.

Ông Giang – đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, đây là một thực trạng của xã hội, hiện nay chúng ta đang cố gắng làm sao để hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em tối đa. Ngay chính người lớn không nghĩ rằng như vậy là vi phạm pháp luật. Đơn giản như nhiều lúc trong gia đình bố mẹ dạy con cái bằng bạo lực, hoặc có những hành động ảnh hưởng tới thể chất, sức khỏe của trẻ con, và đôi khi thầy giáo không thể kiềm chế được đã đánh học sinh dẫn đến chấn thương…

Nói về nguyên nhân dẫn đến bạo hành ở trẻ em, bà Nguyễn Thị Tâm – chuyên viên tâm lý phân tích: Xảy ra tình trạng bạo hành ở trẻ em có ba góc độ đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Về gia đình thông thường là do đời sống kinh tế khó khăn, trong gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn và vợ chồng không thể giải quyết thẳng thắn với nhau. Do đó, họ “đổ” lên đầu con cái để “giải quyết” bức xúc. Một tình trạng để xảy ra bạo hành nơi con cái trong gia đình nữa là do phương pháp giáo dục con của cha mẹ. Do nhận thức từ ngàn đời là “thương cho roi cho vọt” nên trẻ ngày càng “lờn” đi trước những phương pháp dạy dỗ của cha mẹ. Những em từ nhỏ hay bị dạy dỗ theo kiểu “cực hình” thường sau này dễ bị tổn thương về mặt nhân cách.

Về phía nhà trường, các thầy cô thường bị áp lực nặng nề về chương trình giáo dục, nên trong quá trình giáo dục khi có học sinh phạm lỗi, họ không thể vượt qua sự căng thẳng đó nên họ chửi hoặc đánh học sinh.

Về phía xã hội, hiện nay cộng đồng chúng ta ý thức về quyền trẻ em rất ít. Chúng ta đã hiểu được ý thức như thế nào về sự an toàn của trẻ em, bảo vệ trẻ em…? Ai cũng lo vun vén cho cuộc sống của mình do đó chính xã hội cũng không nhận thức đúng quyền trẻ em.

“Ở nước ngoài nếu mình đánh con mình, hàng xóm sẽ gọi cảnh sát tới bắt mình liền. Còn như ở Việt Nam, con của mình bị người khác đánh, mình cũng chưa biết làm sao nữa. Chứng tỏ quyền trẻ em ở nước ngoài rất được tôn trọng. Do đó, tôi nghĩ rằng trách nhiệm chống bạo hành ở trẻ em là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi người. Theo tôi, ở nước ta trẻ em và người già, hai đối tượng đáng được quan tâm nhất thì hiện nay lại đang bị bỏ rơi” – bà Tâm nói.

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà: “Vẫn có nhiều cơ quan liên quan xử lý chưa kịp thời những tình trạng bạo hành ở trẻ em. Công tác tuyên truyền về vấn nạn bạo hành cũng chưa được sâu rộng tới mọi người”.

Cảnh báo về tình trạng nạn bạo hành đối với trẻ em ngày càng gia tăng, ông Nguyễn Văn Minh – Phó ban Văn hóa Xã hội HĐND TP cho biết: Từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006, đã xảy ra hơn 700 vụ bạo lực gia đình xã hội. Từ ngày 1-10-2006 đến ngày 30-9-2007, xảy ra 412 vụ (số liệu này được bệnh viện cung cấp). Và đó cũng là những vụ gây thương tích nặng mới phải nhập viện, còn những vụ nhẹ không nhập viện nên không có số liệu. Tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra khắp mọi nơi và rất thường xuyên.

Bao giờ hết bạo hành trẻ em?

Thạc sĩ tâm lý, luật sư Lê Quang Vinh đặt câu hỏi: “Tôi nghĩ rằng, hiện nay việc xử lý những kẻ xâm phạm bạo hành trẻ em đã đủ sức tác động, răn đe đối tượng vi phạm chưa?”. Còn anh Trần Công Minh – cán bộ chương trình UNICEP ở Việt Nam cho biết: “Nhà nước rất cố gắng xây dựng “chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em”, nhưng hiện nay vẫn chưa được thông qua nên chúng tôi vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh. Và chiến lược trên là một cái khung để bảo vệ trẻ em tránh khỏi tình trạng bị bạo hành”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó chủ tịch UBND TP thừa nhận: “Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ hàng đầu của TP và đây là vấn đề chúng tôi luôn canh cánh trong lòng và mong làm sao để tạo cho trẻ có những sân chơi lành mạnh, trong sáng. Nhưng khi đi vào thực tế còn nhiều điều đáng ngại và trăn trở như chúng ta luôn nói là cái gì tốt là dành cho giáo dục, cho trẻ em, nhưng khi đi vào thực tế thì còn nhiều điều rất bất cập. Theo báo cáo 5 năm trở lại đây của Công an thành phố thì có 199 trẻ em bị xâm hại tình dục. Do đó những vấn đề chúng ta đưa ra hôm nay là một vấn nạn của xã hội, cần phải xử lý triệt để, đảm bảo cho đời sống của trẻ em”.

VĂN TÌNHtc "VAÊN TÌNH"

Bình luận (0)