Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động được rút nhưng không nên là 100%

Tạp Chí Giáo Dục

D kiến, ti k hp th 7, Quc hi khóa XV, Quc hi s thông qua Lut Bo him xã hi (BHXH) (sa đi). Ti k hp th 6 (va bế mc tun qua), các đi biu Quc hi (ĐBQH) cũng đã tp trung tho lun v d tho lut này. Theo đó, vn đ đưc nhiu ĐB quan tâm là BHXH mt ln…


Đi biu Trn Th Diu Thúy – Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM – góp ý cho d tho Lut Bo him xã hi (sa đi) ti k hp th 6, Quc hi khóa XV

Rút bo him xã hi mt ln là quyn ca ngưi lao đng

ĐB Trần Thị Diệu Thúy – Đoàn ĐBQH TP.HCM – đề xuất chọn phương án 1, bởi người lao động (NLĐ) cho rằng đây là quyền tài sản, là quyền lợi gắn liền với quá trình lao động, cống hiến và tích lũy của cá nhân. Vì vậy, NLĐ phải được quyền quyết định đối với tài sản của họ. Bất cứ điều chỉnh nào đối với chính sách này tại thời điểm hiện tại đều sẽ gây tâm lý hoang mang và NLĐ chưa sẵn sàng để đón nhận. Thực tiễn đã cho thấy phản ứng quyết liệt của NLĐ khu vực phía Nam đối với Điều 60 Luật BHXH năm 2014 khi QH khóa XIII thông qua, vì vậy ngay sau đó phải sửa đổi điều luật này.

ĐB Thúy cho biết thêm, qua tiếp xúc cử tri, hầu hết công nhân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đều đề nghị QH lựa chọn phương án 1. Đây cũng là phương án tương đối hài hòa, đảm bảo quyền được rút một lần đối với người đang tham gia đóng BHXH có thể đảm bảo ổn định quan hệ lao động khi luật có hiệu lực thi hành. 

Theo ĐB Nguyễn Thanh Cầm – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, nếu chọn phương án 1 sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa những NLĐ tham gia BHXH trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực. Bởi một trong những lý do chính khiến NLĐ rút BHXH một lần trong thời gian qua là để bù đắp những khó khăn về kinh tế nhằm lo cho cuộc sống trước mắt. Quy định như phương án 1 dễ dẫn tới nguy cơ không động viên được NLĐ trẻ, NLĐ mới tham gia BHXH khi tích lũy từ tiền lương và thu nhập của họ còn rất thấp. Như vậy sẽ không thực hiện được nguyên tắc công bằng, bình đẳng của BHXH như quan điểm xây dựng luật đã nêu, khiến cho mục tiêu ý nghĩa của chính sách về BHXH không đạt được như Nghị quyết 28 của Trung ương đề ra.

ĐB Cầm cho biết, nếu chọn phương án 2, NLĐ vẫn có thể rút BHXH một lần như hiện nay nhưng mức rút chỉ là 50% trên tổng tích lũy của họ trước đó là không hợp lý, vì số tiền người sử dụng lao động đóng BHXH cho NLĐ cũng là tiền của NLĐ. Bên cạnh đó, việc chỉ được rút 50% chưa phải là một phương án tốt hỗ trợ cho NLĐ khi họ đang phải đương đầu với những khó khăn ngay trước mắt của cuộc sống. Đặc biệt hơn khi NLĐ rút BHXH một lần lại là phụ nữ thì việc sử dụng những khoản tiền này chủ yếu dành cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Phương án này sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn về số tiền hưởng BHXH một lần của những NLĐ hưởng BHXH một lần trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực. Chính sách cũng không thực hiện được mục tiêu xây dựng luật là mở rộng, gia tăng lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút NLĐ tham gia BHXH.

“Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp, xem xét dưới góc độ giới để có một phương án thấu đáo, đáp ứng được quyền lợi thực chất và nguyện vọng của NLĐ về việc hưởng BHXH một lần”, ĐB Cầm kiến nghị.

Cn có chính sách h tr đ hn chế rút bo him xã hi mt ln

ĐB Cầm ủng hộ phương án NLĐ được rút BHXH một lần và được rút một cách thỏa đáng nhất có thể. Tuy nhiên cần phải có các hình thức hỗ trợ song song như tín dụng vốn vay ưu đãi cho NLĐ kèm theo công tác vận động truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi giúp mọi người nhận diện được lợi ích lâu dài của việc tham gia BHXH, từ đó tự nguyện thực hiện.

ĐB Nguyễn Hoàng Uyên – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An – bày tỏ, NLĐ có quyền rút BHXH một lần. Điều cốt lõi là giữ chân NLĐ trong hệ thống BHXH, cần có quy định để NLĐ giữ sổ bảo hiểm nhằm khi nghỉ hưu họ có lương hưu. Do đó nên nghiên cứu quy định để áp dụng phù hợp với tình hình điều kiện đất nước.

ĐB Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông – cho rằng, BHXH là chỗ dựa rất cơ bản của NLĐ khi tuổi cao, sức yếu và không thể làm ra của cải vật chất để nuôi mình. Thực tế hoàn cảnh của mỗi gia đình là khác nhau, không phải ai cũng có chỗ dựa vững chắc và người thân, gia đình khi về già. Vì thế, Nhà nước cần có một giải pháp để đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí là quy định bắt buộc NLĐ phải chuẩn bị từ sớm, từ xa để không phải là gánh nặng cho gia đình, xã hội khi về già.

Theo B trưng B Lao đng – Thương binh và Xã hi Đào Ngc Dung, đ có th đưa ra phương án BHXH mt ln cn hưng ti hai mc tiêu cơ bn. Th nht, đáp ng đưc nhu cu chính đáng ca ngưi tham gia BHXH là vn có quyn rút BHXH; Th hai, phi phn đu đ gi chân NLĐ trong h thng, đm bo an sinh xã hi và chăm lo cho ngưi dân khi v già là có lương hưu đm bo cuc sng. Hin ti khó có th đưa ra mt phương án ti ưu mà s đi theo phương án nhiu ưu đim hơn. Vic điu chnh hưng BHXH s tiếp tc đưc điu chnh theo hưng là NLĐ có quyn vn đ này nhưng không phân bit ngưi đóng trưc hay đóng sau khi lut có hiu lc.

ĐB Mai cho rằng, phải tác động mạnh bằng chính sách, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, tạo niềm tin vững chắc cho NLĐ. NLĐ được rút phần do họ đóng, phần do người sử dụng lao động đóng thì giữ lại sau này cho NLĐ để hưởng lương hưu.

ĐB Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh – cho rằng, chính sách điều chỉnh rút BHXH một lần sẽ khả thi hơn nếu thực hiện từng bước kết hợp giữa việc giảm bớt quyền lợi hưởng và khuyến khích tiếp tục ở lại hệ thống bằng các ưu tiên khác. Do đó những nỗ lực giảm tình trạng rút BHXH một lần nên đi kèm với việc cung cấp thêm các chế độ trợ cấp ngắn hạn.

ĐB Bình nhấn mạnh, rút kinh nghiệm khi triển khai Điều 60 của Luật BHXH năm 2014, nỗ lực hạn chế việc rút BHXH một lần trước đây không được sự đồng thuận của toàn bộ NLĐ. Lần này cần quan tâm các chính sách cụ thể để giải quyết việc rút BHXH một lần theo hướng: thực hiện kết hợp giữa giảm một phần tiền được rút BHXH một lần như phương án 2 hiện nay và tăng dần thời gian chờ để được rút BHXH một lần; phần lớn NLĐ rút BHXH một lần đều là người trẻ, chưa có tích lũy, đang trong giai đoạn nuôi con nên có thể cung cấp quyền lợi về trẻ em – đang là chế độ an sinh xã hội duy nhất còn thiếu trong Luật BHXH, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội.

“Để NLĐ có thêm cân nhắc không rút BHXH một lần thì nên thực hiện cách tiếp cận từng bước hướng đến hạn chế dần các động cơ rút BHXH một lần, nhưng cũng không tạo ra sự thay đổi đột ngột trong chính sách. Cách tiếp cận từng bước này sẽ tránh được nguy cơ tạo ra làn sóng rút BHXH một lần hàng loạt khi luật và các chính sách liên quan có hiệu lực…”, ĐB Bình nói.

Thùy Linh

Bình luận (0)