Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) đã chính thc đưa môn âm nhc truyn thng (ANTT) Vit Nam vào chương trình ging dy cho hc sinh. Đây là trưng hc đu tiên trong cc thc hin chương trình này.

Thy Hunh Khi (Trưng khoa âm nhc dân tc, Nhc vin TP.HCM) ging dy cho các em hc sinh biết v ANTT Vit Nam

Đ giá tr truyn thng không b mt đi

Lớp 10A15 là lớp đầu tiên được học bộ môn này. Lần đầu tiên được thầy Huỳnh Khải (Trưởng khoa âm nhạc dân tộc, Nhạc viện TP.HCM) cho tiếp cận với “bản đồ” ANTT Việt Nam, nhiều học sinh không khỏi ngạc nhiên khi biết ANTT có nhiều loại hình đến thế. Những thể loại âm nhạc các em biết từ trước tới nay chỉ là “tảng băng nổi” trong vô vàn những điều chưa biết đến. Khi khám phá tới đặc trưng của từng vùng miền, các em lại được biết thêm sự đa dạng trong từng thể loại, loại hình âm nhạc mà cha ông đã gìn giữ bao đời nay, từ sân khấu, ca nhạc lễ cho tới dân ca… Chỉ riêng các bài lý thuộc thể loại dân ca đã có hơn 15 bài với lý giao duyên, lý con khỉ, lý đất giồng, lý kéo chày, lý tình tang…

Không chỉ được giới thiệu về sự đa dạng của ANTT, các em còn nghe chính thầy Khải…hát và giải thích cặn kẽ nguồn gốc, nguyên bản của một số bài dân ca. Nguyễn Thành Đăng Duy (thành viên lớp 10A15) cho biết: “Em rất thích thú khi nghe thầy Khải giới thiệu các loại nhạc cụ trong ANTT Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên em được biết đến nhiều loại nhạc cụ như vậy. Từ nhạc cụ, người ta có thể sáng tạo nên các loại hình âm nhạc khác nhau, có thể tạo khí nhạc (nhạc không có lời) để người nghe dễ cảm nhận. Nhưng điều em thích nhất khi học bộ môn này là được học với những giảng viên nổi tiếng, vốn là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực như: ThS. Đinh Tuyết Lê về nhạc khí, NGƯT Phạm Thúy Ngoan về dân ca 3 miền, TS. Nguyễn Hải Phượng về đàn tranh, NGƯT Nguyễn Văn Đời về nghệ thuật truyền thống Việt Nam…”.

“Có hc mi biết mình chưa biết nhiu v ANTT, mà thưng thì nhng gì không biết, không tìm hiu thì s dn dn b mt đi. Em nghĩ, gii tr chúng em cn tìm hiu nhiu hơn v ANTT đ khi đi ra thế gii bên ngoài có th gii thiu cho bn bè biết”, Bùi Ngc Thun (thành viên lp 10A15) nhn xét.

Không chỉ học và hiểu về ANTT Việt Nam, qua cách dẫn dắt của thầy Khải, các em cũng ý thức hơn về việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Trước thực trạng văn hóa truyền thống đang dần bị giới trẻ lãng quên, trong khi văn hóa các nước khác đang ồ ạt du nhập vào Việt Nam qua nhiều kênh thông tin mà giới trẻ lại đón nhận không có sự chọn lọc, phân biệt thì các tiết học ANTT tại Trường THPT Nguyễn Du là một việc làm rất cần thiết. “Có học mới biết mình chưa biết nhiều về ANTT, mà thường thì những gì không biết, không tìm hiểu thì sẽ dần dần bị mất đi. Em nghĩ, giới trẻ chúng em cần tìm hiểu nhiều hơn về ANTT để khi đi ra thế giới bên ngoài có thể giới thiệu cho bạn bè biết. Nếu chúng ta không hiểu về văn hóa của nước mình thì làm sao cạnh tranh những mặt khác với các nước khác”, Bùi Ngọc Thuận (thành viên lớp 10A15) nhận xét. Thuận cho biết thêm, kỳ vọng của em khi học bộ môn này là có thể biết chơi một số nhạc cụ để tạo thú vui riêng cho bản thân.

Hc sinh cn biết nhiu hơn v ANTT

Trao đổi với chúng tôi, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cho biết nhà trường sẽ triển khai bộ môn này cho toàn thể học sinh khối 10. Mỗi lớp sẽ được học 2 tiết/tuần vào sáng thứ bảy hàng tuần. Bộ môn này sẽ không tính điểm mà chỉ tạo sự cọ xát, giúp các em tiếp cận với ANTT.  “ANTT Việt Nam có nhiều loại hình được UNESCO vinh danh như đờn ca tài tử, ca trù, quan họ Bắc Ninh… Các loại hình ANTT rất đa dạng và phong phú nhưng học sinh lại chưa biết nhiều. Tổ chức chương trình này, chúng tôi mong muốn các em có nhận thức đúng đắn về truyền thống văn hóa của cha ông để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy. Do có lợi thế học sinh học 2 buổi/ngày, lại là trường thuộc mô hình tiên tiến chất lượng cao của thành phố nên nhà trường càng có động lực để làm điều này”, thầy Phú nói.

Đồng thời, thầy Phú cũng cho biết thêm, sau khi triển khai bộ môn này cho toàn thể học sinh khối 10, nhà trường sẽ tìm những em có đam mê với ANTT để giúp các em phát huy năng khiếu ở lĩnh vực này.

Bài, nh: Ngc Anh

Bình luận (0)