Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bảo vệ người trẻ trên không gian mạng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi s phát trin không ngng ca công ngh thông tin, vic tìm hiu, hc tp ca hc sinh trên không gian mng ngày mt thun li. Tuy nhiên, đây cũng là đi tưng chu nh hưng nhiu t nhng thông tin tiêu cc trên mng. Vì vy, vic bo v ngưi tr trên không gian mng là hết sc cn thiết.


Cô Hoàng Tun Ngc (trái) và cô Châu Hng Phúc (phi) chia s thông tin ti ta đàm

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại tọa đàm “Đọc sách và an toàn thông tin cho trẻ trên không gian mạng xã hội” diễn ra mới đây tại Đường sách TP.HCM (Q.1).

Va li, va hi

Ai cũng biết mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” và việc làm cho mạng xã hội trở nên lợi hay hại phụ thuộc vào người sử dụng. Cô Châu Hồng Phúc (giáo viên môn giáo dục công dân Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1) cho biết, hiện nay các em học sinh đều biết dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội lợi hay hại cũng tùy theo các em sử dụng như thế nào. Điển hình như đợt dịch vừa qua, đa phần học sinh sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho việc học tập, kết nối với nhà trường, giáo viên và bạn bè hay giao lưu, trò chuyện với người thân. Không chỉ vậy, mạng xã hội còn lan tỏa nhiều câu chuyện hay, tấm gương đẹp đến công chúng, kết nối người từ quốc gia này đến quốc gia khác. Đặc biệt, trong thời điểm giãn cách xã hội, khi mọi người không thể gặp nhau, mạng xã hội đã giúp họ gần nhau, nắm bắt được những thông tin nóng, kịp thời trong việc phòng chống dịch. Đây là điều tốt. Tuy nhiên, một số học sinh vẫn chưa phân biệt được thông tin chính thống và không chính thống. Điều đó dẫn đến việc các em “like”, chia sẻ những thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến kiến thức và cả nhận thức của bản thân. Việc các em dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. “Trong thời gian qua, có nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra với học sinh. Nguyên nhân cũng do một phần từ mạng xã hội. Khi các em truy cập thông tin, vô tình thông tin đó kêu gọi các em có những hành động xấu. Trong khi ở lứa tuổi học sinh đang diễn ra quá trình phát triển tâm lý nên dễ có cảm xúc nóng giận, buồn vui, trầm cảm…; khi gặp thông tin xấu các em dễ bị tác động, thậm chí dẫn đến hành động tự tử”, cô Phúc chia sẻ.


Các em hc sinh tham gia trò chơi nhn din mt trái ca mng xã hi ti ta đàm

Ở góc độ là phụ huynh, chị Trần Huỳnh Nhị (ngụ Q.3) chia sẻ: “Do con tôi hay sinh hoạt trên mạng xã hội nên tôi nhận thấy cháu dễ bị nghiện. Việc vào mạng xã hội quá nhiều khiến cháu đặt trọng tâm đến những thông tin trên mạng nhiều hơn những vấn đề khác. Từ đó cháu thờ ơ với các câu chuyện thực tế, chỉ quan tâm đến những cái ảo”. Cô Hoàng Tuấn Ngọc (giảng viên tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng các em học sinh còn nhỏ nên chưa “chín muồi” về nhận thức và hành vi. Nếu cho các em tiếp cận không gian mạng, cha mẹ phải có kế hoạch xem các em học được gì, ổn chưa…, sau đó đưa ra phương pháp giáo dục.

Đnh hưng cách s dng mng phù hp

Có nhiều cách giúp trẻ sử dụng mạng xã hội đúng mục đích, nhưng cách hiệu quả nhất là tác động đến nhận thức và ý thức của các em. Cô Châu Hồng Phúc cho rằng gần gũi với trẻ, cùng nhau học, thảo luận cách thức sử dụng internet thông minh và an toàn là điều vô cùng quan trọng, bởi mỗi giây phút trôi qua có rất nhiều rủi ro với các em trên mạng xã hội. Ngoài ra, phụ huynh cần kiểm soát thời gian trẻ truy cập trên không gian mạng, theo dõi trang cá nhân kết hợp theo dõi hành vi của các em. Về phía nhà trường, cần tổ chức các buổi học chuyên đề hoặc lồng ghép vào môn học để học sinh nhận ra được lợi ích và tác hại của mạng xã hội.

Trong khi đó, ông Đoàn Xuân Hiển (giảng viên Google for Education Certified Trainer) đã đưa ra 5 nguyên tắc cần nắm để đảm bảo an toàn, đó là nên đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin, biết cách đặt mật khẩu an toàn, nhận biết lịch sử trình duyệt, các nguyên tắc ứng xử khi bị bắt nạt trên mạng xã hội và các dấu hiệu nhận biết lừa đảo trực tiếp. Theo đó, cha mẹ và trẻ cần quy định về thời gian sử dụng mạng xã hội, định hướng các nội dung bổ ích… Cha mẹ cũng nên quản lý việc sử dụng internet của trẻ thông qua việc trao đổi, định hướng, đồng hành, tạo cho trẻ thói quen tự chủ khi tham gia không gian mạng và cả thông qua giải pháp kỹ thuật là sử dụng các công cụ quản lý thiết bị. “Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng mạng internet bằng tài khoản riêng, với những thiết lập cài đặt phù hợp để lọc những nội dung không phù hợp với độ tuổi trẻ. Cùng với đó, phụ huynh kết hợp sử dụng công cụ quản lý hoạt động trên không gian mạng của trẻ như: Google family link, Microsoft family safety… Tuy nhiên, trong việc xây dựng và thực hiện quy tắc sử dụng mạng internet hay sử dụng các công cụ quản lý này cần có sự đồng thuận giữa cha mẹ và trẻ, tránh cho trẻ có tâm lý bị ép buộc”, ông Hiển gợi ý.


Đưc tham gia các trò chơi, hot đng ngoi khóa s giúp hc sinh hn chế s dng mng xã hi

Cô Hoàng Tuấn Ngọc cho rằng trẻ tiếp cận mạng xã hội là điều tất yếu trong môi trường hiện nay. Người lớn cần có kế hoạch hỗ trợ và luôn làm gương cho trẻ. Cha mẹ không thể bắt trẻ không được sử dụng mạng xã hội trong khi bản thân lại sử dụng trước mặt trẻ.

Bị lộ thông tin cá nhân, hay vô tình trở thành nạn nhân của những thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội là những rủi ro luôn thường trực khi trẻ sử dụng internet. Vì vậy, việc quản lý và bảo vệ trẻ trên không gian mạng luôn là thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh. Do đó cần có sự đồng hành giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cùng nhau bảo vệ trẻ khỏi những điều tiêu cực của không gian mạng. Đặc biệt, gia đình hãy đồng hành và trang bị kỹ năng sử dụng internet an toàn cho trẻ để mỗi em nhỏ trở thành một công dân số trong xã hội số văn minh.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)