Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng

Tạp Chí Giáo Dục

Theo d báo ca Đài khí tưng thy văn khu vc Nam b, t nay đến hết ngày 17-3, khu vc Đông Nam b (trong đó có TP.HCM) s có nng nóng kéo dài. Các chuyên gia khuyến cáo ngưi dân cn lưu ý hơn v vic bo v sc khe trong môi trưng thi tiết gay gt này.

Mc qun áo sáng màu, thm m hôi là cách giúp cơ th hn chế mt nưc, mt mi trong thi tiết nng nóng

Nhit đ cao nht lên đến 37 đ C

Theo ông Lê Đình Quyết (Phó Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ), hiện nay áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung bộ tiếp tục lấn đến phía Tây và hoạt động mạnh với xu hướng hạ dần trục về phía Nam. Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của áp cao cận nhiệt đới này, nên khu vực Nam bộ tiếp tục có nắng nóng duy trì từ ngày 7-3 đến ngày 17-3 ở một số nơi và mở rộng dần ra khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhiệt độ cao nhất sẽ dao động trong khoảng từ 35-37 độ C, thậm chí có nơi trên 37 độ C.

Cụ thể, khu vực Đồng Nai là nơi có nhiệt độ nắng nóng ở mức cao nhất, dao động trong khoảng từ 36-37 độ C, tiếp đó là Bình Dương và Bình Phước (35-37 độ C), Tây Ninh và TP.HCM (35-36 độ C). Thời gian nắng nóng trong ngày ở các tỉnh cũng có sự khác biệt. Trong đó, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước có thời gian nắng nóng trong ngày từ 12 giờ đến 16 giờ; ở Tây Ninh từ 12 giờ 30 đến 16 giờ; ở TP.HCM từ 12 giờ 30 đến 15 giờ 30. Ông Quyết lưu ý, riêng tại TP.HCM, hàng năm vào tháng 3 và tháng 4 là thời điểm thường xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt, có khi đạt mức 38-39 độ C hoặc thậm chí cao hơn.

Theo khuyến cáo của giới y tế, thời tiết nắng nóng gay gắt vừa làm cho cơ thể con người mất nước, vừa dễ gây mệt mỏi, say nắng, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Riêng đối với người lớn tuổi, do sức đề kháng kém, nên khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ rất khó thích nghi, dễ bị ngất xỉu, kiệt sức, chuột rút, say nắng, đột quỵ, sốc nhiệt (gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác). Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cũng lưu ý, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là nguy cơ khiến các bệnh trẻ em gia tăng. Nắng nóng không chỉ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, mà còn làm cho trẻ bị mất nước, mệt mỏi, dễ bị tác động hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh. Riêng khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam, bệnh hô hấp cũng có chiều hướng gia tăng trong thời tiết nắng nóng.

Bo v sc khe trong thi tiết nng nóng

Để bảo vệ sức khỏe trẻ em trong những ngày nắng nóng, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến lưu ý, khi cho trẻ ra ngoài, phụ huynh nên cho con mặc áo trắng (chất liệu cotton thoáng mát và thấm hút mồ hôi). Vì nếu dùng áo sẫm màu sẽ hấp thụ nhiệt lượng, chất liệu không phù hợp cũng khiến trẻ khó chịu, đổ mồ hôi gây mất nước, mệt mỏi, choáng váng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên hạn chế để trẻ ở ngoài đường quá lâu vào những thời điểm nắng gắt. Trong trường hợp mới đi ngoài nắng về, phụ huynh không nên cho trẻ “giải nhiệt” bằng quạt máy hoặc máy lạnh ở nhiệt độ “lạnh ngắt”. Vì khi cơ thể đang nóng nực, đổ mồ hôi, các lỗ chân lông nở to mà lại bị gió, hơi lạnh thổi trực tiếp sẽ khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó, nên chủ động điều chỉnh độ mát phù hợp, không quá cách biệt so với nhiệt độ ngoài trời (khoảng 25-26 độ C). Bên cạnh đó, nên cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt, cung cấp vitamin và chất xơ như rau dền, rau muống, bí, chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan. Đồng thời cần cho trẻ uống các loại nước mát và bổ dưỡng.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với người lớn cũng nên hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Riêng những người làm việc văn phòng hoặc đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, cũng không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, mà cần phải để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi ra ngoài trời. Khi ra ngoài cần mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi. Khi mới đi nắng về không nên tắm ngay và tắm nhiều lần trong ngày, vì tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng hoặc tắm nước quá lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, lỗ chân lông và vi mạch dưới da co lại làm cản trở tuần hoàn máu dẫn đến hiện tượng cảm lạnh, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, huyết áp và có thể gây đột quỵ. Về vấn đề dinh dưỡng, cần tăng cường ăn các loại  rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Riêng đối với những người lao động trong thời tiết nắng nóng, nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm quá lâu trong môi trường nóng bức, cứ khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Bên cạnh đó, cần tránh các hoạt động thể lực quá sức, hạn chế diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy; sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp (quần áo, bảo hộ lao động, mũ, nón, kính); mặc quần áo rộng, thoáng mát, thấm mồ hôi. Đặc biệt, khi làm việc ngoài trời, không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, chỉ nên uống các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol. Điều này là rất cần thiết đối với những người mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.

Bài, nh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)