Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bảo vệ trẻ trong thời đại công nghệ 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bo v tr em trong môi trưng mng trong thi đi công ngh 4.0 là mt vic làm vô cùng cn thiết ca các bc ph huynh.

Vic tham gia mng xã hi nhiu s nh hưng không tt đến s phát trin tâm sinh lý ca tr, khiến các em sao nhãng hc hành (nh mang tính minh ha). Ảnh: I.T

Việt Nam hiện nay là nước có số người sử dụng internet lên đến hơn 50 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới. Trong đó, có 78% số trẻ gián tiếp hoặc trực tiếp sử dụng internet. Việc tiếp cận với internet giờ đây rất đơn giản, chỉ cần có một chiếc smartphone và kết nối wifi là trẻ em có thể truy cập internet. Vậy trẻ em thường lên mạng để làm gì? Những trẻ em nhỏ tuổi thường xem phim hoạt hình, video clip ca nhạc thiếu nhi. Trẻ lớn tuổi hơn thì vào các trang game online, mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo và thậm chí một số trẻ cá biệt hiếu kỳ có thể vào các trang web đen độc hại, có nội dung ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ thường có bản tính rất tò mò, muốn khám phá nhiều thứ, trong khi bố mẹ lại phải đi làm, không có thời gian để quản lý các em. Vì vậy, việc truy cập vào các trang web độc hại sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến các em sao nhãng học hành.

Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị tiêm nhiễm bởi các nội dung độc hại, bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ khi kết bạn trên mạng xã hội. Từ đó gây ra những hậu quả khôn lường như bị lừa bán sang bên kia biên giới hoặc bị xâm hại tình dục sau khi kết bạn với các đối tượng xấu trên mạng xã hội.

Trước những tiềm ẩn khó lường về tác động của công nghệ số, để bảo vệ trẻ, các bậc phụ huynh cần làm tốt những điều sau:

Cha mẹ cần nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với con, không được chủ quan, lơ là, cần giám sát chặt các hoạt động của con để chăm sóc, định hướng con phát triển toàn diện về thể lực và trí lực. Để giúp con tránh được các nguy cơ bị tai nạn, bị xâm hại từ internet, cha mẹ cần tìm hiểu và cài đặt các ứng dụng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các trang web độc hại, kiểm soát các trang web mà trẻ truy cập, cố gắng tìm hiểu những mối quan hệ trên mạng của con để biết bạn bè của con là những ai; Cần đặt ra những quy tắc và hướng dẫn sử dụng máy vi tính hợp lý cho trẻ, cùng thống nhất các quy tắc và treo chúng ở gần vị trí đặt máy vi tính như một lời nhắc nhở, đồng thời theo dõi việc tuân thủ các quy tắc của con.

Cha mẹ cần tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả… để tự trang bị kiến thức và kỹ năng cho bản thân, bảo vệ mình trước những nguy cơ tai nạn, thương tích và xâm hại tình dục. Phụ huynh cần đồng hành và hướng trẻ vào các hoạt động thể dục thể thao để trẻ có cơ hội vận động cơ thể. Cùng con đi tham quan những khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, đi đến nhà sách hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện để trẻ cảm nhận được các giá trị sống từ các mối quan hệ trong xã hội.

Cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các cơ quan chức năng để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Lợi thế của việc giáo dục trong nhà trường là tác động đến trẻ một cách có hệ thống, chương trình và nội dung nhất quán và có phương pháp sư phạm dựa trên cơ sở thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Trong các buổi ngoại khóa hoặc trong các buổi học về kỹ năng sống, nhà trường thường lồng ghép các nội dung tuyên truyền về những mối nguy hại từ internet vào giảng dạy, cũng như tổ chức các trò chơi, bài test để học sinh hiểu rõ những nguy cơ ở lứa tuổi của mình trước sự cám dỗ trong thời công nghệ 4.0. Từ đó, nâng cao nhận thức cho các em, giúp trẻ điều chỉnh hành vi và nâng cao tinh thần cảnh giác cũng như khả năng tự bảo vệ mình trước những mối nguy hại từ internet.

Đàm Th Hoài – Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)