Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc nhiu vn đ xy ra trong cuc sng, con ngưi rt d b chn thương tâm lý. Không ch ngưi ln mà c tr em cũng rơi vào tình trng này nếu cha m không theo sát, đ ý đến s thay đi bt thưng ca tr.


TS. Lê Nguyên Phương (chuyên gia tâm lý hc, bên phi) chia s vi ph huynh và bn tr ti bui giao lưu

“May thay, chấn thương tâm lý còn sở hữu khả năng hồi phục. Khả năng này cũng giống như cái lò xo, khi chúng ta kéo giãn hai đầu, lò xo sẽ tự bật về hình dáng và kích thước ban đầu. Ngược lại, nếu chúng ta kéo giãn quá mạnh thì lò xo sẽ mất tính đàn hồi”, TS. Lê Nguyên Phương (chuyên gia tâm lý học) chia sẻ với các bậc phụ huynh và bạn trẻ trong buổi giao lưu về chủ đề “Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý” diễn ra tại Đường sách TP.HCM mới đây.

Chn thương tâm lý rt d xy ra

Theo TS. Nguyên Phương, chấn thương tâm lý xảy ra khi một trải nghiệm dữ dội giáng xuống trẻ như một cú sấm sét làm trẻ choáng ngợp và ngắt kết nối với cơ thể, tâm trí cũng như tinh thần của trẻ. Khả năng chấn thương tâm lý ở mỗi trẻ khác nhau tùy vào yếu tố độ tuổi cũng như chất lượng mối quan hệ giữa trẻ và người nuôi dưỡng, tiền sử chấn thương tâm lý và khuynh hướng di truyền. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ bị choáng ngợp bởi các biến cố thông thường vốn có thể không có ảnh hưởng gì đến trẻ lớn tuổi hơn hoặc người trưởng thành. Chấn thương tâm lý không nằm ở chính những sự kiện trẻ gặp phải mà do sự ảnh hưởng của nó lên hệ thần kinh. Chấn thương tâm lý có thể đến từ những sự kiện bất thường như bạo hành và xâm hại. Nhưng nó cũng có thể đến từ các sự kiện thường tình trong cuộc sống hàng ngày như tai nạn, té ngã, khám chữa bệnh và cha mẹ ly hôn cũng có thể khiến trẻ thu mình, khép kín, mất tự tin hoặc trở nên lo âu, ám ảnh sợ hãi. Những trẻ bị chấn thương tâm lý cũng có thể biểu hiện các vấn đề như hung hăng, tăng động; khi lớn lên trẻ có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. “Không chỉ có trẻ từng là nạn nhân mới bị chấn thương tâm lý mà tình trạng này cũng có thể xảy ra với những trẻ chỉ chứng kiến sự việc hoặc chỉ thấy qua trên mạng xã hội”, TS. Nguyên Phương cho biết.


Theo TS. Lê Nguyên Phương, cho tr tham gia các trò chơi vn đng cũng là cách giúp các em t tin, mnh m vưt qua nhng chn thương tâm lý

TS. Nguyên Phương khẳng định, chấn thương tâm lý đe dọa dai dẳng. Trẻ rơi vào tình trạng này thường có những biểu hiện lạ, thay đổi tính nết rõ rệt như nhức đầu, đau bụng thường xuyên… Chẳng hạn, một đứa trẻ 15 tuổi đang đi học, lúc nào cũng đúng giờ nhưng cứ đến 11 giờ trưa là em xuống phòng y tế bảo mình đau bụng. Tuy nhiên, bác sĩ không tìm được bất cứ điều gì bất thường để giải thích cho triệu chứng của em. Một trẻ khác 3 tuổi có cách cư xử tăng động và giống như tự kỷ khi cha mẹ thấy con căng thẳng. Thậm chí, trẻ còn liên tục nằm lăn ra sàn nhà và gồng cứng người lại, giả đò như đang chết rồi cứ từ từ sống dậy, miệng nói: “Cứu con, cứu con!”. “Chấn thương tâm lý là thứ bị tránh né, coi nhẹ, chối bỏ, hiểu sai nhiều nhất. Đây cũng là nguyên nhân gây đau khổ cho con người nhất mà lại không được chữa trị”, TS. Nguyên Phương nhấn mạnh.

Bo v tr như thế nào?

Chấn thương tâm lý rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ nhưng cũng dễ vượt qua nếu cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ ý thức được những nguy cơ này và sẵn sàng học hỏi các kỹ năng cần thiết. Khi đó, họ sẽ nhận diện được những trẻ nào có khả năng bị chấn thương tâm lý, đồng thời có thể giúp trẻ tránh bị tổn hại và lưu dấu chấn thương ấy suốt đời cho dù các sự kiện ấy có mức tàn phá đến đâu đi nữa. TS. Nguyên Phương cho rằng, để làm được điều này, trước tiên cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ phải hiểu được nguồn gốc của chấn thương tâm lý. Khi trẻ rơi vào trạng thái bị đau đớn hoặc sợ hãi, người lớn cần bình tĩnh để kiểm tra mức độ sợ hãi, lo lắng của cơ thể mình. Nếu thấy sốt ruột, lo lắng có thể hít thở sâu để lấy lại cảm giác bình tĩnh, vì như vậy mới giúp người lớn tham gia giải quyết vấn đề của trẻ một cách trọn vẹn. Nếu trẻ có dấu hiệu bị sốc (mắt đờ đẫn, da tái, mất phương hướng…), người lớn không nên để trẻ tiếp tục chơi đùa mà động viên bằng những lời nói yêu thương như: “Được rồi con yêu, giờ thì con an toàn rồi, cha mẹ ở ngay đây với con…”. Hãy nhớ, phụ huynh phải nói chuyện với trẻ bằng một giọng điệu bình tĩnh và tự tin để cho trẻ thấy mình biết rõ những gì tốt nhất cần làm. Khi cơn sốc của trẻ qua đi, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ chú ý đến cảm giác thông qua những câu hỏi: “Con cảm thấy thế nào rồi?”… Sau khi trẻ được nghỉ ngơi và lấy lại bình tĩnh, cha mẹ hãy dành thời gian để trẻ kể lại chuyện đã xảy ra và hãy giúp trẻ hiểu rằng những cảm nhận ấy là bình thường. Điều này giúp trẻ không cảm thấy bản thân mình kỳ dị và cho trẻ hiểu rằng bất kỳ cảm nhận nào của trẻ đều được chấp nhận và được cha mẹ quan tâm. Ngoài ra, vẽ tranh, tô màu hoặc chơi đất sét cũng rất có ích trong việc giải phóng những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Do đó, khi nào người lớn thấy trẻ trở nên lo lắng quá mức hãy giúp các em chú ý đến cảm giác của bản thân để vượt qua căng thẳng. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ hồi phục sự sợ hãi, lo lắng bằng việc chơi đùa. Việc này rất hiệu quả đối với những trẻ chưa biết nói hoặc quá sốc không nói được. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cùng trẻ hát hò, đọc thơ để thúc đẩy cảm xúc tiêu cực của trẻ. “Trẻ em sẽ thấy thoải mái và tự tin khi hiểu rằng những nỗi đau không kéo dài mãi và cha mẹ sẽ ở bên cạnh cho đến khi mình ổn. Thật sự trẻ có xu hướng đi qua cảm xúc của bản thân rất nhanh. Nếu chúng ta giúp trẻ vượt qua được những chấn thương tâm lý ban đầu, giúp trẻ dần hình thành bản lĩnh vượt qua khó khăn sẽ giúp các em mạnh mẽ và dũng cảm đối mặt với những gì xảy ra trong cuộc sống”, TS. Nguyên Phương khẳng định.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)