Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bấp bênh “xóm… phế liệu”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều em nhỏ trong xóm dù chưa đến tuổi lao động nhưng cũng tham gia công việc này. Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nghỉ học để mưu sinh

Dọc đường Lò Gốm thuộc phường 7, quận 6, TP.HCM có hàng chục hộ gia đình từ lâu sống với nghề… phân loại phế liệu. Ông Nguyễn Văn Minh, người dân ở đây cho biết: “Các phế liệu là những vật dụng đã qua sử dụng như dây cáp điện, cáp quang hay các bộ giải nhiệt, đồ vật có “dính” kim loại sẽ được chúng tôi tách cái nào ra cái đấy, đồng theo đồng, nhựa theo nhựa…”. Nghề… phân loại kim loại rất vất vả, thu nhập từ 50-70 ngàn đồng/ ngày cũng giúp người dân nơi này đủ trang trải chi tiêu. Tuy nhiên, công việc lại khá bấp bênh bởi “nguồn hàng” thiếu ổn định, khi có khi không. Và vấn nạn ô nhiễm môi trường lan tỏa khắp khu dân cư, nguy hiểm hơn là chất độc hại từ phế liệu đang bào mòn sức khỏe của những người trực tiếp làm công việc này.

Nhiều phụ nữ trong xóm tranh thủ tăng thêm thu nhập khi “hàng” về. Trong ảnh, các chị đang loại bỏ lớp mủ cao su phía trong dây cáp quang, công việc không nặng nhưng gây đau tay và độc hại bởi mùi nhựa nồng nặc phía trong dây cáp.

Ông Nguyễn Bình, 47 tuổi với công việc nặng nhọc hơn, tách các mảng đồng từ những vòi nước máy hay các vật dụng có đồng khác.

Ông Nguyễn Văn Minh, 50 tuổi, 20 năm sống bằng nghề… phân loại phế liệu. Trong ảnh, ông Minh đang thực hiện động tác vừa kéo vừa chuốt lớp nhựa bên ngoài để lấy các lõi đồng bên trong. Ông cho biết: “Có thể tách lấy lớp đồng dễ dàng hơn bằng cách đốt cháy lớp nhựa bên ngoài, nhưng việc làm đó rất độc hại và gây ô nhiễm môi trường!”.

 
Bài, ảnh: Tuyết Dân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)