Hội nhậpThế giới 24h

Barack Obama – Hi vọng táo bạo

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Kỳ 1: Câu chuyện từ một cái tên

Tháng 7-2004, Barack Obama đã khuấy động đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ với bài phát biểu hướng đến mọi người dân Mỹ thuộc mọi nhóm chính trị trên cả nước. Đặc biệt có một cụm từ Barack Obama sử dụng đã để lại ấn tượng rất sâu sắc: tinh thần “táo bạo dám hi vọng”. 

Năm 2006, khi đã trở thành thượng nghị sĩ Mỹ, Barack Obama viết cuốn sách Hi vọng táo bạo (The audacity of hope), lấy những câu chuyện của đời mình để thể hiện suy nghĩ về việc nước Mỹ phải làm gì để cùng nhau giải quyết những khó khăn của đất nước, tìm lại giấc mơ Mỹ. Tuổi Trẻ trích đăng một phần cuốn sách này.

Barack ObamaĐã gần mười năm kể từ khi tôi bắt đầu bước chân vào hoạt động chính trị. Lúc đó tôi khoảng 35 tuổi, tốt nghiệp trường luật được bốn năm, vừa mới kết hôn và nhìn chung nóng vội với đời. Có một ghế trống trong nghị viện bang Illinois, một vài người bạn gợi ý tôi nên ra tranh cử. Họ cho rằng với nghề nghiệp là một luật sư về quyền công dân và những mối quan hệ tôi có được trong thời gian hoạt động cộng đồng, tôi sẽ là một ứng cử viên có triển vọng.

Tập tranh cử

Sau khi bàn bạc với Michelle – vợ tôi, tôi tham gia cuộc đua và làm đúng những gì mà một ứng viên lần đầu tiên tranh cử thường làm: nói chuyện với tất cả những ai lắng nghe tôi. Tôi đến những cuộc họp câu lạc bộ và các buổi gặp mặt của nhà thờ, các tiệm thẩm mỹ và cửa hàng cắt tóc. Chỉ cần thấy một “nhóm” hai người đứng ở góc phố là tôi sẵn sàng băng qua đường, đưa họ tờ rơi vận động tranh cử. Và đi đến đâu tôi cũng bị người ta hỏi cùng hai câu: “Anh đào đâu ra cái tên Barack Hussein Obama ngộ nghĩnh thế?”. Và rồi: “Trông anh cũng khá đàng hoàng, sao anh lại muốn nhảy vào một lĩnh vực bẩn thỉu và hiểm ác như chính trị?”.

Tôi đã quen với những câu hỏi này, chúng chỉ là dạng khác của những câu hỏi mà tôi nhận được vài năm trước đó khi lần đầu đến Chicago, làm việc ở một khu vực thu nhập thấp. Đó là sự hoài nghi của một thế hệ đã mất lòng tin vào những lời hứa, ít nhất là ở vùng phía nam nơi tôi đang cố gắng đại diện.

Tôi thường trả lời họ bằng cách mỉm cười, gật đầu và nói rằng tôi hiểu nỗi hoài nghi đó. Nhưng hiện nay, và nhất là trong quá khứ, luôn có một truyền thống khác về chính trị, một truyền thống đã tồn tại từ ngày lập nước cho đến ngày thắng lợi của phong trào đấu tranh cho quyền công dân, một truyền thống dựa trên một suy nghĩ giản dị rằng chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, rằng những điều gắn kết chúng ta thật sự nhiều hơn, lớn hơn những điều chia rẽ chúng ta, và nếu có đủ người tin vào điều đó, hành động vì điều đó, thì mặc dù chúng ta chưa thể giải quyết được hết mọi khó khăn nhưng sẽ làm được điều gì đó có ý nghĩa. Quả là một bài diễn văn thuyết phục, tôi nghĩ thế.

Và mặc dù không chắc lắm là tôi gây được ấn tượng như nhau cho mọi thính giả, nhưng cũng có đủ người đánh giá cao sự nhiệt tình và tự tin của tuổi trẻ ở tôi, nhờ thế tôi đã trúng cử vào nghị viện bang Illinois.

Barack Obama là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm chủ nhiệm tạp chí Harvard Law Review khi đang học tại Trường luật ĐH Harvard -Ảnh tư liệuSáu năm sau tôi quyết định tranh cử thượng nghị sĩ Mỹ. Nhìn về mặt nào đó thì lựa chọn nghề nghiệp của tôi cũng có vẻ đúng. Sau hai nhiệm kỳ tôi nỗ lực làm việc ở phe thiểu số, Đảng Dân chủ cũng đã giành được quyền kiểm soát thượng viện bang và tiếp đó tôi đã thông qua một loạt dự luật, từ cải cách hệ thống án tử hình bang Illinois đến mở rộng chương trình y tế cho trẻ em. Tôi còn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Luật Chicago, một công việc tôi yêu thích, và đôi khi tôi được mời đến nói chuyện vài nơi trong thành phố.

Lao vào cuộc đua với sinh lực và niềm vui

Nhưng trong những năm đó tôi cũng phải trả giá. Dù là lý do gì thì việc tôi quyết định chạy đua với một nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm trong cuộc tranh cử vào hạ viện liên bang năm 2000 là một cuộc đua thiếu cân nhắc và tôi đã thua đau đớn – một loại thất bại đánh thức bạn trở lại với thực tế là cuộc sống không diễn ra như bạn chờ đợi.

Một năm rưỡi sau, khi vết thương đã lành, tôi có hẹn ăn trưa với một cố vấn truyền thông, người đã đôi lần khuyến khích tôi tranh cử cấp bang. Ngẫu nhiên bữa trưa đó được sắp xếp vào cuối tháng 9-2001. “Chắc anh thấy động lực chính trị bây giờ đã thay đổi đúng không?”, anh ta hỏi tôi khi lấy món salad. Tôi hỏi lại: “Ý anh là sao?”. Nhưng tôi biết rõ anh ta định nói gì. Cả hai chúng tôi đều nhìn vào tờ báo đặt cạnh anh ta.

Trên đó, ngay trang nhất là hình Osama Bin Laden. “Kinh khủng, đúng không? – anh ta lắc đầu – Thật xui quá. Tất nhiên anh không thể đổi tên được. Cử tri nghi ngờ ngay. Anh biết đấy, nếu anh mới bắt đầu sự nghiệp, anh có thể dùng một cái tên khác hay cái gì đó. Nhưng giờ thì…” – anh ta kéo dài giọng và nhún vai tỏ vẻ xin lỗi trước khi gọi người bồi bàn đem hóa đơn thanh toán.

Cuốn sách Hi vọng táo bạo của Barack Obama đã được báo New York Times xếp hạng bán chạy nhất (best seller) khi ra mắt tại Mỹ. Tờ báo này nhận xét: “Barack Obama là một trong những chính trị gia hiếm hoi có thể viết thật sự và viết một cách cảm động, chân thành về bản thân mình”.  Tại VN, Hi vọng táo bạo được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản tháng 11-2008.  Giấc mơ sẽ không thành hiện thực và giờ đây anh ta phải đối mặt với lựa chọn: chấp nhận sự thật như một người trưởng thành và chuyển sang theo đuổi một thứ khác thực tế hơn, hay từ chối nó và cuối cùng trở thành một kẻ cay đắng, cáu kỉnh và có một chút nào đó thảm hại. Tuy nhiên, tôi lại tập trung vào công việc trong thượng viện bang và tự hài lòng với những cải cách, những đề xuất mà tôi có thể làm được ở vị trí của mình. Và tôi nghĩ chính sự chấp nhận này khiến tôi có một ý nghĩ hết sức đường đột là tranh cử vào thượng viện liên bang.

Tôi mô tả với vợ tôi ý tưởng này như một chiến lược được ăn cả ngã về không, đây là nỗ lực cuối cùng để thử thực thi các ý tưởng của tôi trước khi tôi làm một người sống lặng lẽ hơn, ổn định hơn và có thu nhập cao hơn. Vợ tôi, có lẽ vì thương hại hơn là bị thuyết phục, đồng ý để tôi tham gia cuộc đua cuối cùng này. Tuy nhiên cô ấy cũng nói trước vì cô ấy muốn có một cuộc sống gia đình yên ả nên tôi không nên trông mong cô ấy sẽ bỏ phiếu cho tôi. Cô ấy để tôi thoải mái tự quyết định trong canh bạc rất chênh lệch này.

Vào thời điểm Peter Fitzgerald (nghị sĩ đương nhiệm Đảng Cộng hòa đã chi 19 triệu USD tài sản riêng của ông để giành ghế từ người tiền nhiệm) tuyên bố không dự định tái tranh cử, tôi đang có sáu đối thủ chính, trong số đó có một nữ chuyên gia y tế da đen, người mà với một số tiền sử dụng khôn ngoan sẽ chia phiếu của cộng đồng da đen với tôi và giết chết bất cứ cơ hội mong manh nào mà tôi có được.

Tôi không bận tâm. Tôi lao vào cuộc đua với sinh lực và niềm vui mà tôi nghĩ tôi đã đánh mất. Không có cỗ máy của tổ chức Đảng Dân chủ bang, đôi khi sau khi lái xe mất hàng giờ tôi chỉ thấy có hai hoặc ba người đang đợi mình quanh chiếc bàn làm bếp. Tôi phải trấn an chủ nhà là không sao, khen ngợi bánh trái mà họ đã chuẩn bị. Đôi khi tôi phải ngồi suốt một buổi lễ nhà thờ và mục sư thậm chí quên không nhận ra tôi. Nhưng bất kể tôi gặp hai người hay 50 người, bất kể mọi người tỏ ra thân thiện, bàng quan hay đôi khi có thái độ thù địch, tôi cố gắng hết sức để im lặng nghe những điều họ nói.

Tôi cảm thấy mình đang làm việc vất vả hơn bao giờ hết.

                                                                       BARACK OBAMA – NGUYỄN HẰNG dịch (TTO)

___________________________

Cũng như những người da màu khác, Obama gặp không ít cản ngại trong cuộc sống chỉ vì màu da. Nhưng ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tin rằng nước Mỹ sẽ đúng như cam kết của mục sư Martin Luther King.

Kỳ tới: Không có nước Mỹ da đen hay da trắng

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)