Du lịch - Thể thaoThể thao Quốc tế

Barca nợ chất chồng: Ba chiến lược giải cứu thời hậu Messi

Tạp Chí Giáo Dục

Barcelona bắt đấu dự án giải cứu chính mình gồm 3 chiến lược thương mại, để giảm thiểu những thiệt hại mà Lionel Messi gây ra cùng khoản nợ 1,35 tỷ euro.
Giải cứu Barca
Hai tuần sau khi đến PSG, Lionel Messi đã định giá lại CLB Paris về mặt kinh tế. Điều này đã được làm rõ bởi tờ L'Equipe của Pháp, doanh số bán áo đấu của cầu thủ người Argentina – với số 30 – lên hơn 50% so với sự xuất hiện của Neymar vào năm 2017, cũng là một cầu thủ đến từ Barcelona.
Barca loại bỏ hình ảnh Messi, điều khiến CLB mất 10% giá trị
Đồng thời, số người theo dõi trên mạng xã hội cũng tăng vọt – hơn 20% trong khoảng thời gian ngắn đó. Mức tăng trưởng này tương đương với khoảng 25 triệu euro.
PSG tăng doanh thu đồng nghĩa với việc một số khoản thu nhập của Barcelona ngừng lại. 
Barca đang chìm trong tình trạng khó khăn về kinh tế với khoản nợ 1,350 tỷ euro. Trong số này, 673 triệu euro là nợ ngân hàng; 389 triệu euro là nghĩa vụ với cầu thủ (gồm nợ lương và các cam kết khác nhau), cùng nhiều khoản nhỏ khác.
Tiền nợ cao đòi hỏi khu vực tiếp thị phải xoay sở để tiếp cận người hâm mộ. Một nỗ lực kiếm tiền khi Leo Messi không còn ở đó, mà những ngôi sao Luis Suarez và Griezmann cũng lần lượt bị đẩy đi.
"Chúng tôi phải tìm kiếm nguồn thu nhập mới, tập trung vào người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi có hơn 400 triệu người theo dõi trên mạng xã hội, nhiều hơn bất kỳ đội nào khác", Giám đốc điều hành của Barca, Ferran Reverter, phát biểu trong một bài thuyết trình để giải thích về các tài khoản ọp ẹp.
"Nhưng chúng tôi phải biết chúng và tương tác theo một cách khác, hiểu chúng hơn, phát triển cơ sở dữ liệu". Một đòn bẩy đã được kích hoạt là cửa hàng Barca để mua trực tuyến các sản phẩm của CLB, cũng như các bộ sưu tập độc quyền.
Đồng thời, chiến lược của Barca Fan Tokens, tài sản kỹ thuật số do công ty blockchain phát hành, cũng được triển khai.
Khu vực tiếp thị đang đưa ra các sáng kiến khác nhau, ngoài việc vạch ra ba kế hoạch quảng cáo mới để xây dựng lại ngân sách.
Ba chiến lược của Barca
Chiến lược đầu tiên liên quan với lời tạm biệt của Messi, đó là lý do tại sao người ta đặt tên cho chiến dịch là "Nhiều hơn" (trong tham chiếu đến khẩu hiệu 'nhiều hơn một câu lạc bộ'), trong đó Barcelona tập trung vào phong cách định nghĩa trận đấu, xây dựng multisport và cam kết đối với thể thao nữ.
Ngoài mô hình bóng đá sở hữu độc nhất, Barca cam kết ưu tiên trên hết vào học viện La Masia.
Barca tập trung xây dựng tương lai với La Masia và những cầu thủ trẻ mà Ansu Fati là tâm điểm
Một tuyên bố đặt bản sắc lên trước kết quả, biết rằng đó sẽ là một khoảng thời gian khó khăn trong thể thao. Barca và Chủ tịch Joan Laporta phải chấp nhận điều này.
Từ văn phòng Nou Camp, các nhà quản lý tin tưởng vào sự xuất hiện của những người trẻ tuổi và phong cách chơi trong mơ, giống như "Dream Team" của Johan Cruyff, là điều có thể.
Một nhân viên Barca cho biết: "Những người trẻ tuổi có sức hút bởi vì họ mang theo hy vọng và ý tưởng về tương lai". Đây chính là chiến lược thứ hai, tập trung xây dựng đội hình dựa vào các cầu thủ chưa quá 22 tuổi (Dest, Inaki Pena, Mingueza, Araujo, Nico, Eric Garcia, Tenas, Collado, Balde, Demir, Ansu, Riqui Puig, Pedri và Gavi).
Nhưng ít ai bán được các sản phẩm nhiều hơn Ansu kể từ khi anh trở lại sân cỏ (trận thắng Levante), kể cả Pedri và dĩ nhiên là bản hợp đồng mới Memphis Depay. "Và chúng tôi hy vọng rằng hiệu ứng Gavi cũng sẽ được đón nhận nồng nhiệt", một thành viên Barca thừa nhận.
Công ty tư vấn Brand Finance ước tính hệ lụy từ cuộc chia tay của Messi khiến Barca mất 10% giá trị. Vì lý do này, chiến lược thứ ba hình thành, "bao gồm việc tạo ra các thành phần gồm năm hoặc sáu cầu thủ thay vì một".
Trước đây, Messi luôn là tâm điểm vì anh không giống với bất kỳ người nào khác. Bây giờ, hình ảnh những Ter Stegen, Pedri, Pique, Busquets, De Jong và Ansu xuất hiện trên thân máy bay. Điều tương tự cũng xảy ra ở cửa hàng Nou Camp, nơi Ansu, De Jong và Pedri có những góc riêng.
Theo báo cáo của Forbes vào tháng 4 năm ngoái, Barca là CLB giá trị nhất thế giới (4,125 tỷ euro), đứng trên Real Madrid (4,117), Bayern (3,653) và MU (3,640). Hơn bao giờ hết, thương hiệu ấy cần phải được khai thác ở mức tối đa sau khi mất đi "Marca Messi" (thương hiệu Messi – hình ảnh quen thuộc trong nhiều năm qua, góp phần giúp đội bóng xứ Catalunya tạo nên giá trị thương hiệu số 1 toàn cầu).
Kim Ngọc (theo vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)