Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bất động sản năm 2018: Các chỉ số giảm mạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là đánh giá chung v th trưng bt đng sn (BĐS) trong năm 2018 theo báo cáo tng kết t S Xây dng TP.HCM.

Mt chung cư mi xây  huyn Nhà Bè, TP.HCM

Theo số liệu Sở Xây dựng TP.HCM đã trình UBND TP, năm 2018 toàn TP.HCM có 124 dự án nhà ở thương mại được phê duyệt, như vậy so với năm 2017 giảm 12,7%. Sở Xây dựng xác nhận 77 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai gồm có 28.316 căn nhà với tổng giá trị huy động vốn đạt 49.277 tỷ đồng. Tuy dự án nhà ở thương mại được phê duyệt giảm không nhiều nhưng điều đó cho thấy điều kiện được “thông qua” không hề dễ dãi như mấy năm trước, mà cụ thể là năm 2017 có nhiều cơn sóng biến động về thị trường BĐS tại TP.HCM. Điều này đã cho thấy guồng máy thị trường BĐS tuy rộng lớn nhưng vẫn đi theo quỹ đạo  chung để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra mà các năm trước đã đem lại những bài học thiết thực. Anh Mai Ngọc An – nhân viên Công ty BĐS Tam Gia (Q.7) trao đổi, nếu trước đây khách hàng tìm mua các căn hộ bình dân giá từ 2 đến 3 tỷ đồng thì thời gian gần đây nhiều người lại săn lùng các căn hộ 4 đến 5 tỷ đồng với 3 phòng ngủ khang trang và rộng rãi hơn.

Rõ ràng nhìn lại bức tranh thị trường BĐS năm 2018, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định đã có sự lệnh pha giữa cung và cầu BĐS nên những con số trên biểu đồ có chiều hướng đi xuống là chuyện tất nhiên. Đây cũng là điều quan ngại cho Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) trong tương lai gần vào năm 2019. Theo ông Nguyễn Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, thị trường BĐS chỉ bước vào con đường phát triển bền vững khi đạt được cơ cấu sản phẩm hợp lý là phân khúc nhà ở bình dân chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là phân khúc trung cấp và nhỏ nhất là phân khúc cao cấp. Trong khi đó, tỷ trọng nhà ở cao cấp tại TP.HCM, theo tính toán của HoREA, có thể cao hơn 30% trong năm qua và xuất hiện dấu hiệu dư cung cao cấp, thiếu nhà ở bình dân. Rõ ràng đây là một kết quả tất yếu mà có thể nhìn thấy một cách nhãn tiền.

Về lượng hàng tồn kho, ông Nguyễn Hoàng Châu cho biết, 65 doanh nghiệp có giá trị BĐS niêm yết tổng tồn kho lên đến gần 202.000 tỷ đồng. “Nếu tồn kho theo kế hoạch kinh doanh là bình thường, nhưng tồn kho ở đây là đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được do bị ế, có khả năng tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng. Từ đó, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục gặp phải tình trạng lệch pha giữa cung và cầu” – ông Châu nhận định. 

Thị trường sốt ảo từ lâu đã là “căn bệnh” mãn tính của giới kinh doanh BĐS và chắc chắn năm 2019 sẽ không đi ngoài quỹ đạo đó. Thực tế cho thấy, năm 2017 và năm 2018 đã xảy ra nhiều đợt sốt ảo giá đất nền, giá đất nông nghiệp. Theo HoREA, thủ phạm chính là giới đầu nậu và cò đất mà trong nhiều trường hợp có thể đã móc nối với một số cán bộ cấp cơ sở để phân lô tách thửa tràn lan. Họ cung cấp những thông tin giả (hoặc nửa đúng nửa sai) về quy hoạch phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các dự án khu đô thị mới… trên nhiều phương tiện thông tin, truyền thông, nhất là mạng xã hội để làm giá,  tạo sóng trên thị trường bất động sản để trục lợi. “Thời gian qua với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, hiện nay tình hình này đã được kiểm soát tuy vậy vẫn cần có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả trong năm 2019” – ông Nguyễn Hoàng Châu hy vọng.

Phương Đăng

 

Bình luận (0)