Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Bất ngờ sầu riêng giúp tạo ra điện

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Các nhà khoa học Úc mới đây cho biết có thể dùng cùi sầu riêng tạo ra siêu tụ điện. Đây được xem là bước đột phá khi có thể tận dụng phần bỏ đi của sầu riêng để làm năng lượng.
Sầu riêng là loại trái cây nổi tiếng trên thế giới vì sự đối lập kỳ lạ: nhiều người yêu thích nhưng cũng không ít "anti-fan" bởi mùi hương đặc trưng của nó.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây về tiềm năng bất ngờ của sầu riêng có thể khiến những người "ghét cay ghét đắng" loại trái cây này sẽ có cái nhìn khác.
Các nhà khoa học dùng cùi sầu riêng chuyển hóa thành năng lượng.
Các nhà khoa học dùng cùi sầu riêng chuyển hóa thành năng lượng.
Theo trang New Scientist, các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) vừa công bố thành công bước đầu trong việc dùng cùi sầu riêng chuyển hóa thành năng lượng, có thể dùng cho một số thiết bị công nghệ hay động cơ xe. Nhóm cũng cho biết cùi mít cũng có khả năng tương tự.
PGS Vincent Gomes – Đại học Sydney, trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết sau khi đem cùi sầu riêng hoặc mít đun nóng rồi làm lạnh đột ngột, nhóm đem nguyên liệu trên tổng hợp aerogel. Aerogel là vật liệu siêu nhẹ và xốp, thường được tổng hợp bằng cách thay thế chất lỏng trong gel bằng chất khí. Quá trình này cho ra một chất rắn có mật độ và độ dẫn nhiệt thấp.
Theo PGS Gomes, họ chọn cùi sầu riêng và mít làm nguyên liệu cho aerogel là vì đây là những cùi mềm, hình sợi, giúp tạo được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel hơn những cùi thô cứng. Bề mặt rộng và giàu nitơ cũng là lợi thế của 2 loại trái cây họ hàng này.
Khi có aerogel, nhóm tiếp tục đem chế tạo siêu tụ điện cung cấp năng lượng cho nhiều loại thiết bị.
Một loại siêu tụ điện
Một loại siêu tụ điện 
Ngày nay, siêu tụ điện là công cụ mới có lợi thế hơn nhiều so với các loại pin khi có thể sạc đầy một chiếc điện thoại nhanh gấp đôi thông thường. Siêu tụ điện thường được dùng cho những loại vật liệu nhỏ hay một số linh kiện trong các loại xe.
GS Brian Derby – chuyên ngành khoa học vật liệu, Đại học Manchester (Anh) – cho biết việc sử dụng những vật liệu phế thải có nguồn gốc thiên nhiên làm aerogel còn giúp bảo vệ môi trường.
Trước đây nhiều loại aerogel được sản xuất từ xăng, dầu thì nay phần lớn đều có thể thay thế bằng vật liệu thiên nhiên, qua đó giúp hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. 
Ngoài sầu riêng, mít, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc tìm ra những vật liệu thiên nhiên khác như đậu tương, trấu hay hành tỏi cho siêu tụ điện.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)