Cây chó đẻ răng cưa thường được thấy ở ven đường, vùng đất bỏ hoang và dọc cánh đồng. Nhiều người nghĩ rằng đây là loại cỏ dại mà không biết rằng loại cây này có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ.
1. Cây chó đẻ răng cưa là gì?
Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria và còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cây chó đẻ, cây lược vàng, hay diệp hạ châu. Từ xa xưa, loại cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây chó đẻ răng cưa thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng 30-60 cm. Lá của cây nhỏ và mọc so le, có hình dáng giống như lược hay răng cưa, đó là lý do tại sao cây được gọi là cây chó đẻ răng cưa. Hoa của cây nhỏ và màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả của cây chó đẻ răng cưa là loại quả nang, khi chín có màu nâu và sẽ tự bật ra để giải phóng hạt.
Các bộ phận sử dụng của cây chó đẻ răng cưa là lá, cành và hạt. Trong cây chó đẻ răng cưa có chứa các thành phần như: Flavonoit, Alkaloid Phyllanthin; các hợp chất Hypophyllanthin, Nirathin, Phylteralin, Tritequen, Tamin, Axit hữu cơ, Phenol, Lignam,…
Cây chó đẻ răng cưa thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng 30-60cm.
2. Công dụng của cây chó đẻ răng cưa
Dưới đây là 8 công dụng của cây chó đẻ răng cưa đối với sức khoẻ:
Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn
Cây chó đẻ răng cưa đã được nghiên cứu về khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Trong các nghiên cứu ở động vật, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về khả năng giảm viêm và đối phó với nhiễm trùng của loại thảo dược này.
Bảo vệ gan
Nhờ có chứa các chất chống oxy hóa, cây chó đẻ răng cưa có tác dụng bảo vệ gan. Nghiên cứu cho thấy loại cây này có thể cải thiện chức năng gan và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã cho thấy kết quả hứa hẹn của cây chó đẻ răng cưa trong điều trị viêm gan B, một bệnh nhiễm trùng gan do virus gây ra.
Phòng ngừa và điều trị sỏi thận
Cây chó đẻ răng cưa nổi tiếng về khả năng tiềm năng trong việc ngăn ngừa và điều trị sỏi thận. Với tính chất kiềm, loại cây này có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận có tính axit.
Hơn nữa, sử dụng cây chó đẻ cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này có thể phòng ngừa và tốt cho những người bị sỏi thận.
Với tính chất kiềm, cây chó đẻ răng cưa có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận có tính axit.
Điều trị viêm loét dạ dày
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa có thể tiêu diệt vi khuẩn này Helicobacter pylori (HP), một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Điều đáng lưu ý là các nghiên cứu trong ống nghiệm sử dụng chiết xuất từ cây chó đẻ dạng cô đặc cao và được áp dụng trực tiếp lên tế bào vi khuẩn, khác với cách hoạt động của các loại bổ sung qua đường uống. Do vậy, cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả của cây chó đẻ răng cưa trong việc điều trị viêm loét dạ dày ở người.
Kiểm soát đường huyết
Trong các nghiên cứu trên động vật, các chất chống oxy hóa tìm thấy trong cây chó đẻ răng cưa, có tiềm năng trong việc cải thiện mức đường huyết lúc đói. Điều này gợi ý về một lợi ích tiềm năng của loại cây này là quản lý đường huyết.
Tuy nhiên, quan trọng là kết quả nghiên cứu trên động vật không nhất thiết có thể áp dụng cho người. Để xác định ảnh hưởng của cây chó đẻ răng cưa đối với mức đường huyết ở người, cần nghiên cứu thêm.
Hỗ trợ điều trị sỏi mật
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa có thể sử dụng để điều trị sỏi mật. Điều này là do tính chất làm kiềm của loại cây này, có thể giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi mật. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cụ thể cho việc sử dụng cây chó đẻ răng cưa cho sỏi mật vẫn còn thiếu.
Tính kiềm của cây chó đẻ răng cưa không chỉ hỗ trợ điều trị sỏi thận mà cũng có thể hỗ trợ điều trị sỏi mật.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Cơn đau gút xuất hiện do mức độ acid uric cao trong máu. Cây chó đẻ răng cưa có thể giúp cân bằng acid uric trong máu và ngăn ngừa cơn đau gút. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, bổ sung cây chó đẻ răng cưa có thể giảm chỉ số acid uric.
Giúp hạ huyết áp
Nghiên cứu trên động vật cho thấy cây chó đẻ răng cưa có thể làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên người đã báo cáo một sự tăng huyết áp nhẹ, không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể ở người tham gia khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa, trong 12 tuần. Những người tham gia này đã giảm huyết áp đáng kể sau khi ngừng bổ sung.
Tóm lại, những lợi ích của cây chó đẻ răng cưa ở mức tiềm năng, tức là có những kết quả nhất định ở động vật nhưng vẫn thiếu các nghiên cứu và kết quả ở người. Do đó, chúng ta cũng không thể "thần thánh hoá" công dụng của loại cây này.
3. Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa
Trong một nghiên cứu ở người, một số tác dụng phụ được báo cáo khi bổ sung cây chó đẻ răng cưa bao gồm:
– Đau bụng
– Đi tiểu đau
– Có máu trong nước tiểu
– Buồn nôn
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, những cơn đau khác ít được báo cáo hơn.
Ngoài ra, một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa như:
– Phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ an toàn của cây chó đẻ đối với nhóm này.
– Cây chó đẻ răng cưa có thể làm chậm quá trình đông máu nên loại cây này có thể gây chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
– Những người bị tiểu đường cũng nên cẩn trọng khi sử dụng loại cây này. Cây chó đẻ răng cưa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, điều này ảnh hưởng nhiều nhất đến những người mắc bệnh tiểu đường.
Nếu sử dụng, bạn hãy theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết như vã mồ hôi, buồn nôn, ẩm, lo lắng, run rẩy, đánh trống ngực, và có thể đói và dị cảm.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)