Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Bất ngờ với cuộc sống khác lạ trên hệ Mặt trời mới phát hiện

Tạp Chí Giáo Dục

Hệ mặt trời mới TRAPPIST-1 mà NASA vừa phát hiện có 7 hành tinh kích thước tương tự Trái Đất và có nhiệt độ vừa đủ cho sự sống. Vậy cuộc sống trên những hành tinh này sẽ khác như thế nào với cuộc sống trên Trái đất?
Khung cảnh trời đêm tuyệt diệu
Nếu đứng trên một trong 7 hành tinh thuộc hệ TRAPPIST-1, điều ngoạn mục nhất mà du khách có thể thưởng thức là hình ảnh 6 hành tinh còn lại trên bầu trời. Trong một số trường hợp, một hành tinh hàng xóm có thể to gấp đôi vầng trăng tròn nhìn từ Trái đất.
Ông Michael Gillon, nhà thiên văn học thuộc Đại học Liege ở Bỉ nói: "Bạn sẽ không nhìn thấy các hành tinh này như chúng ta nhìn thấy sao Kim hay sao Hỏa vốn chỉ là những đốm sáng trên trời. Bạn sẽ thấy các hành tinh như chúng ta nhìn Mặt trăng. Bạn sẽ nhìn thấy cấu trúc những thế giới này".
Một chuyến du hành tưởng tượng tới TRAPPIST-1.
Một chuyến du hành tưởng tượng tới TRAPPIST-1.
Toàn bộ 7 hành tinh của hệ TRAPPIST-1 quay theo quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của chúng hơn là sao Thủy quay quanh Mặt trời. Hành tinh ở tận trong cùng và hành tinh ngoài cùng gần Trái đất hơn 30 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và sao Kim ở khảng cách xa nhất.
Lý do 7 hành tinh anh chị em này có thể cùng quay quanh một quỹ đạo chật hẹp như vậy là vì ngôi sao chủ là một sao lùn siêu lạnh. Sao này tối hơn Mặt trời 2.000 lần và chỉ to hơn sao Mộc một chút.
Ba trong số các hành tinh của hệ TRAPPIST-1 quay quanh ngôi sao ở vùng được gọi là "vùng có thể sinh sống", hay còn gọi là khu vực quanh một ngôi sao mà hành tinh có thể có nhiệt độ bề mặt phù hợp cho nước dạng lỏng. Vị trí của khu vực có thể sinh sống này ở mỗi ngôi sao mỗi khác. Với ngôi sao rất tối như TRAPPIST-1, vốn tỏa ra ít nhiệt hơn nhiều so với Mặt trời, khu vực có thể sinh sống nằm gần ngôi sao hơn nhiều.
Nhưng không có gì đảm bảo rằng một hành tinh trong khu vực có thể sinh sống của TRAPPIST-1 có thể có nước dạng lỏng trên bề mặt. Ví dụ, trên các sao chổi, băng đá trực tiếp "thăng hoa" thành dạng hơi, chứ không thông qua dạng lỏng, khi bị mặt trời đốt nóng.
Lúc nào cũng "chạng vạng"
Mặc dù 7 hành tinh của TRAPPIST-1 quay theo quỹ đạo cực kỳ gần với ngôi sao chủ, ánh sáng tự nhiên trên các hành tinh này dường như rất yếu ớt với con người.
Các ngôi sao lùn siêu lạnh sản sinh ra ít nhiệt hơn nhiều so với các ngôi sao như Mặt trời và phần lớn ánh sáng của TRAPPIST-1 được phát dưới dạng bước sóng hồng ngoại chứ không phải là bước sóng có thể nhìn thấy.
TRAPPIST-1 sẽ có thể sưởi ấm không khí trên bề mặt 7 hành tinh nhưng bầu trời ban ngày sẽ không thể sáng hơn bầu trời trên Trái đất sau khi Mặt trời lặn, khiến cho thế giới trên hệ này chỉ ở mức chạng vạng với màu hồng cam.
Cuộc sống huyền ảo trên hành tinh mới.
Cuộc sống huyền ảo trên hành tinh mới.
Năm ngắn, ngày dài vô tận
Các hành tinh thuộc TRAPPIST-1 gần như không mất thời gian để quay một vòng quanh ngôi sao chủ. 6 hành tinh quay trọn một vòng ở bất kỳ vị trí nào mà chỉ mất từ 1,5 đến 12,4 ngày. Giai đoạn mà một hành tinh xa nhất quay quanh quỹ đạo cũng chỉ mất 20 ngày.
Điều đó có nghĩa là một "năm" trên phần lớn các hành tinh này chỉ tương đương chưa đầy 2 tuần trên Trái đất.
Tuy nhiên, giai đoạn quay quanh quỹ đạo của những hành tinh này bị hàng xóm làm "rối tung".
Theo ông Sean Carey, giám đốc Trung tâm Khoa học Spitzer của NASA tại Pasadena, California nói trong họp báo của NASA hôm 22/2: "Các hành tinh "kéo đẩy" nhau khi chúng quay quanh ngôi sao". Do đó, chúng thay đổi thời gian quay quanh quỹ đạo một chút.
Mặc dù năm trên hệ TRAPPIST-1 ngắn hơn, nhưng ngày sẽ rất dài, gần như là vô tận. Nguyên nhân là các hành tinh đều bị "khóa thủy triều", nghĩa là một mặt của mỗi hành tinh luôn đối diện với ngôi sao chủ. Mặt trăng bị"khóa thủy triều" với Trái đất.
Một số hành tinh bị "khóa thủy triều" có thể sống có sự sống vì mặt đối diện với ngôi sao chủ sẽ trở nên cực kỳ nóng, còn mặt kia cực kỳ lạnh.
Tuy nhiên, một số mô hình cho thấy lớp khí quyển của hành tinh có thể hấp thu bớt nhiệt trên bề mặt hành tinh đó, sao đó sự sống có thể vẫn tồn tại được.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)