Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bát nháo “chợ đen” thuốc điều trị F0

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc din biến phc tp ca dch Covid-19, nhu cu tiêu dùng mt hàng dưc phm, vt tư y tế ca ngưi dân tăng cao. Theo đó rt nhiu đi tưng đã li dng tình hình dch bnh đ kinh doanh, vn chuyn hàng hóa nhp lu, hàng không rõ ngun gc, xut x, không đm bo cht lưng…


Lc lưng chc năng Hà Ni thu gi “thuc điu tr Covid-19” không rõ ngun gc

“Ch đen” không thiếu kit test

Với cả trăm ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày nên từ nhiều ngày qua các nhà thuốc trong cả nước luôn trong tình trạng “cháy” kit test. Tuy nhiên, “chợ đen” thì không thiếu, người dân muốn mua bao nhiêu cũng có…

Vào Facebook của T.Đ, chúng tôi ghi nhận chủ nhân liên tục rao bán kit test Humasis (do Hàn Quốc sản xuất) với giá bán lẻ là 85.000 đồng/test. Giá này so với các nhà thuốc rẻ hơn 20-30%. Điều đáng nói là T.Đ không chỉ bán lẻ vài test, vài hộp cho cá nhân mà còn khẳng định đáp ứng đủ số lượng lớn cho các công ty, xí nghiệp và cả các nhà thuốc.

Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, mua bán kit test không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ. Mới đây, ngày 1-3, Đội QLTT số 5 – Cục QLTT TP.Hà Nội phối hợp Công an Q.Hai Bà Trưng kiểm tra đối tượng vận chuyển hàng hóa tại địa chỉ số 902 Bạch Đằng, P.Thanh Lương, Q.Hai Bà Trưng, lực lượng chức năng phát hiện 900 bộ kit test Covid-19. Chủ hàng là Nguyễn Văn H. không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Trước đó, ngày 28-2, lực lượng QLTT Thái Nguyên đã phát hiện, thu giữ, xử lý 400 bộ kit test nhanh do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hơn 100 hộp thuốc phòng chống Covid -19 không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ông Dương Đức G. (xã Thành Công, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) – chủ hàng – khai nhận, do diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương và nhu cầu mua kit test Covid-19 tăng đột biến nên đã đặt mua hàng hóa trên mạng xã hội về bán.

Cũng tại Thái Nguyên, ngày 25-2, Đội QLTT số 3 đã phát hiện trên thùng xe ô tô tải do ông Trần Thế C. (xã Tâm Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) điều khiển có chứa 250 bộ kit test nhanh Covid-19. Ông C. đặt mua số kit test này trên mạng về bán. Số kit test này do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ…

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh Covid-19 để xét nghiệm. Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn tạo cơ hội cho nhiều đối tượng đưa hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu ra thị trường.

Theo các chuyên gia y tế, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây ở giai đoạn ủ bệnh, chúng ta có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp nên test sẽ không chính xác, khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Vì vậy việc xét nghiệm ngay không có giá trị. Theo đó, nếu không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc với F0. Còn với những trường hợp khác thì chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức người…

Thuc “ch đen”- bt hay thêm bnh?

Trước nhu cầu bức thiết của người dân, hiện nay một số nhà thuốc đã được bán thuốc điều trị Covid-19. Tuy nhiên bán có điều kiện, mỗi F0 chỉ được mua 1 liệu trình. Còn trên mạng thì chẳng cần điều kiện gì, ai mua cũng được, mua bao nhiêu cũng có…

H.N đang rao bán công khai trên Facebook một số thuốc dự phòng, điều trị Covid-19 và hậu Covid-19. Hiện H.N đang bán các loại thuốc nội địa của Nga, Đức. Theo H.N thì đây là hàng xách tay từ các nước về Việt Nam. Chẳng hạn như thuốc ho PROSPAN (hàng của Đức) – dùng để điều trị triệu chứng ho khi nhiễm Covid-19, giá 230.000 đồng/lọ. H.N khẳng định, đây là hàng hiếm, liên tục “cháy hàng” trên khắp thế giới. Bên cạnh đó là thuốc kháng virus Arbidol màu xanh dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, màu đỏ dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn. Thuốc này là hàng của Nga, giá 560.000 đồng/hộp 10 viên. Thuốc không chỉ dùng khi đã nhiễm bệnh mà còn dự phòng khi chưa tiếp xúc F0 và đã tiếp xúc với F0. Ngoài ra, H.N còn bán cả thuốc phục hồi phổi sau nhiễm Covid-19 (cho trẻ em và người lớn). Đây cũng là hàng Nga xách tay nên chỉ có tiếng Nga chứ không có tiếng Việt, thậm chí cũng không có tiếng Anh. Giá bán 470.000 đồng/hộp10 viên.

Nhằm hạn chế những rủi ro cho người dân khi sử dụng các loại thuốc trôi nổi này, lực lượng chức năng các địa phương đang tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường thuốc điều trị Covid-19. Thời gian qua lực lượng QLTT đã phát hiện nhiều vụ vi phạm…


“Thuc xanh đ” điu tr Covid-19 đưc cho là hàng xách tay ca Nga va b lc lưng qun lý th trưng Thái Nguyên thu gi

Cuối tháng 2 vừa qua, lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra đột xuất cửa hàng Sơn Hương (tổ 7, P.Quang Trung, TP.Thái Nguyên) do bà Lưu Thị H. làm chủ. Theo đó đã phát hiện cửa hàng đang bày bán 77 hộp thuốc màu xanh ngọc (mỗi hộp 1 vỉ/10 viên dạng nén màu trắng), 9 hộp thuốc màu xanh dương (mỗi hộp 1 vỉ/10 viên dạng con nhộng màu trắng vàng), 17 hộp thuốc màu đỏ (mỗi hộp 1 vỉ/10 viên con nhộng màu trắng). Tất cả các sản phẩm đều cùng một nhãn hiệu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Bà H. không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên…

Chiều 28-2, lực lượng QLTT Hà Nội phối hợp Công an Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh tại địa chỉ 115 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội do bà Nguyễn Thị Ngân H. làm chủ. Qua đó, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang kinh doanh các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có 3.030 sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 (theo lời chủ cơ sở). Bao bì hàng hóa của các sản phẩm này ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ là tiếng Việt Nam. Chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên.
Đáng chú ý, chủ cơ sở này khai nhận, đã thu mua 3.030 sản phẩm “hỗ trợ điều trị Covid-19” trôi nổi trên mạng, về bán kiếm lời. 

Theo Bộ Y tế, có nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với Covid-19, thậm chí còn có hại như thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, “thuốc xanh đỏ” được cho là hàng xách tay từ Nga…

“Với F0 điều trị tại nhà có thuốc đúng và uống đúng thời điểm mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm”, Bộ Y tế khuyến cáo.

Ngc Hà

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)