Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Bắt tay” đưa khoa học công nghệ vào giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM và S Khoa hc – Công ngh TP.HCM cùng ký kết hp tác hình thành h sinh thái công ngh giáo dc, hưng đến vic đưa khoa hc công ngh, chuyn đi s vào giáo dc mt cách mnh m.


S GD-ĐT và S Khoa hc – Công ngh TP.HCM cùng ký kết hp tác đ phát trin lĩnh vc công ngh giáo dc

Nội dung hợp tác sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: Hỗ trợ công tác quản lý ngành giáo dục ứng dụng công nghệ hiện đại; hỗ trợ phát triển công cụ, mô hình đổi mới phương pháp giảng dạy; sáng tạo, tìm kiếm mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục, thúc đẩy các thành tựu, nghiên cứu, sáng tạo nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM thông tin, việc ký kết giữa Sở Khoa học – Công nghệ và Sở GD-ĐT TP.HCM không chỉ thực hiện về chuyển đổi số mà còn thúc đẩy đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào trong ngành giáo dục một cách mạnh mẽ.

Ông nêu ví dụ: ChatGPT vừa ra đời 6 tháng song trong từng tháng đã có tốc độ phát triển rất khủng khiếp. Những mô hình mới, giải pháp mới dựa trên đó phát triển rất nhanh. Chưa kể, từ đó hàng triệu người dùng trên thế giới đang nghiên cứu, tự nghiên cứu, tự ứng dụng cách tiếp cận vào lĩnh vực của mình với rất nhiều công cụ trợ giúp. Sự thay đổi của công nghệ phát triển rất nhanh, chúng ta chậm thì sẽ lạc hậu…

Qua hợp tác sẽ hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành công nghệ giáo dục, kết nối nhu cầu, các khó khăn của ngành giáo dục để giải quyết ngay các vấn đề trước mắt đồng thời hướng đến tiệm cận với các thành tố thế giới.

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu: Các trưng cn nghiên cng dng đm bo đng b

Sở GD-ĐT rất tôn trọng sự sáng tạo riêng của từng cơ sở giáo dục, nhất là sự sáng tạo, chủ động của mỗi giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền đạt cho học sinh.

Tuy nhiên, trên nền tảng công nghệ thông tin, quản lý giáo dục thì cần phải có một nền tảng thống nhất chung để tạo được tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong tất cả các cơ sở giáo dục toàn thành phố. Vì thế, các cơ sở giáo dục cần có nghiên cứu, ứng dụng chung trong quản lý điều hành nhà trường, đảm bảo sự đồng bộ trong dữ liệu, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu dùng chung toàn thành phố.

“Chúng tôi muốn hình thành hệ sinh thái liên kết được nhu cầu thực tế của ngành giáo dục, liên kết nguồn lực của Nhà nước, xã hội, trí tuệ của xã hội, doanh nghiệp. Sở GD-ĐT, Sở Khoa học – Công nghệ sẽ cam kết đồng hành với hệ sinh thái đó, liên tục tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo sự liên kết, hợp tác giữa cộng đồng trong việc nghiên cứu ứng dụng phát triển đổi mới sáng tạo, triển khai chính sách, dành nguồn lực để hỗ trợ, tìm kiếm mô hình hợp tác công tư để nhanh chóng triển khai được các thành tựu, kết quả nghiên cứu ứng dụng đi vào thực tiễn” – ông Nguyễn Việt Dũng nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục đào tạo là rất quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ số đòi hỏi tất cả các ngành nghề đều phải thay đổi phương thức hoạt động thích ứng. Đặc biệt giáo dục ảnh hưởng rất lớn trước các điều kiện thay đổi thiết bị, công nghệ, yêu cầu phải phát triển để phù hợp.

Trong dịch Covid-19 vừa qua, TP.HCM là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Trong điều kiện khó khăn, học sinh không thể đến trường, ngành giáo dục thành phố đã nhanh chóng sử dụng ứng dụng công nghệ để chuyển tải nội dung bài giảng lên nền tảng số và bài học của học sinh, giúp thành phố hoàn thành 2 năm học vừa qua.

S ph cp trí tu nhân to cho giáo viên

Trong tháng 7-2023, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổ chức các lớp học tập huấn phổ cập kiến thức về trí tuệ nhân tạo cho giáo viên THCS, THPT, dự kiến trên 500 giáo viên phụ trách về lĩnh vực này sẽ được tập huấn. Việc tập huấn sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng sẽ tổ chức tập huấn phát triển định hướng khoa học máy tính cho giáo viên THCS, THPT.

Việc giảng dạy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); Coding, blockchain tại các trường trung học là các mục tiêu lớn được TP.HCM đặt ra trong chuyển đổi số ngành giáo dục thành phố giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, các khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; đáp ứng việc thực hiện hiệu quả các đề án giảng dạy tin học cho học sinh thành phố: Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030”, Đề án chuyển đổi số ngành giáo dục TP.HCM… 


TP.HCM s
 đưa khoa hc công ngh vào giáo dc mt cách mnh m

Hiện, Sở GD-ĐT TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ cung ứng các phần mềm, giải pháp số để làm sao tất cả các nền tảng từ tổ chức quản lý, dạy học trong nhà trường đều được ứng dụng công nghệ số. Việc dạy học thực hành thí nghiệm hiện nay đã có rất nhiều đổi mới, nếu không tận dụng triệt để sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ số thì sẽ rất lạc hậu so với giáo dục khu vực và thế giới. 

“Giáo dục là nền tảng đào tạo ra con người đáp ứng nguồn nhân lực cao để phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố. Hơn bao giờ hết giáo dục phải là ngành đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy và học để học sinh, giáo viên phải ứng dụng được các thành tựu của khoa học công nghệ trong giảng dạy, nhất là ứng dụng công nghệ số trong thời gian gần đây đã tác động rất lớn đến việc chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo” – ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)