Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bé gái 10 tháng tuổi bị ngạt nước tại nhà

Tạp Chí Giáo Dục

Đêm 12.4, bé gái 10 tháng tuổi tạm trú ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã không qua khỏi sau 2 ngày được hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1. 

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết đây là trường hợp trẻ ngạt nước trong nhà tử vong khá đau lòng mà bệnh viện gặp phải.
Trẻ nhỏ hiếu động và rất thích thú khi gặp nước nên cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi trông trẻ /// Ảnh: Duy Tính

Trẻ nhỏ hiếu động và rất thích thú khi gặp nước nên cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi trông trẻ – Ảnh: Duy Tính

Theo bác sĩ Phương, trước đó bệnh nhi chơi trong nhà và bị ngã vào thau nước. Không rõ bé bị ngạt bao lâu, khi gia đình phát hiện vớt ra thì bé đã tím tái. Gia đình sơ cứu bằng cách ấn tim, thổi ngạt và mất 25 phút sau mới chuyển đến được Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn cấp cứu. Sau 30 phút thì tim, phổi bệnh nhi đập lại và nơi này chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
“Khi đến bệnh viện chúng tôi thì bệnh nhi vẫn tím tái, trụy mạch, đồng tử giãn 3mm và phản xạ ánh sáng kém. Khả năng cứu sống rất mong manh”, bác sĩ Phương cho biết. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cố gắng cứu bé với quan điểm “còn nước còn tác”. Nhưng sau 2 ngày hồi sức tích cực thì bệnh nhi đã không qua khỏi.
Theo bác sĩ phương, có lẽ do thời gian ngưng tim, phổi của bệnh nhi quá lâu. Bởi vì chỉ cần ngưng tim, phổi 4 phút là có thể dẫn đến di chứng não do thiếu ô xy, còn đến 10 phút là khó có thể cứu được. Bác sĩ nhận định rằng, người nhà đã không sơ cứu đúng cách.
Bác sĩ Phương khuyến cáo, mọi người muốn cứu người ngạt nước thì phải biết cách sơ cứu hồi sức tim, đảm bảo rút ngắn thời gian thiếu ô xy não của nạn nhân. Muốn hồi sức có hiệu quả thì phải ấn tim 100 lần/phút, ấn đúng vị trí và đúng độ sâu. Khi ấn tim thì phải bắt mạch trung tâm (ở bẹn, hoặc nách) xem máu có đẩy hay không. Không ấn mạnh quá vì sẽ gây gãy xương sườn, còn ấn nhẹ thì không hiệu quả. Còn khi hà hơi thổi ngạt thì phải làm sao cho lồng ngực nhô lên để khí vào phổi, tim đập để máu đi đến nuôi các cơ quan…
Bác sĩ Phương cũng cho rằng đã có những cái chết thương tâm tương tự, trẻ đuối nước ngay tại nhà mình. Để phòng tránh, gia đình cần cắt cử người trông coi trẻ cẩn thận. Các xô chậu nước trong nhà nên úp lại hoặc không chứa nước, phòng trẻ đu chơi và té ngã vào…

Duy Tính (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)