Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Bệ phóng trở thành công dân toàn cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Hc ti Vit Nam nhưng vn tiếp cn đưc vi nhng tinh hoa ca giáo dc quc tế là nét ưu vit ca chương trình quc tế, đc bit là cơ hi giúp ngưi hc rút ngn khong cách tr thành công dân toàn cu. Nhng thông tin này đưc làm rõ trong chương trình tư vn tuyn sinh trc tuyến 2020 STEP UP YOUR FUTURE vi ch đ “Chương trình quc tế – B phóng thành công trong môi trưng toàn cu”.

Các chuyên gia tham gia tư vn trong chương trình

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF).

Li thết tri ca chương trình quc tế

Đã xuất hiện tại Việt Nam từ 15 năm nay nhưng chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, khi cánh cửa hội nhập quốc tế được mở rộng thì các chương trình đào tạo quốc tế mới thực sự phát triển mạnh mẽ và được nhiều trường ĐH tiên phong triển khai. Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) cho hay, các chương trình quốc tế hiện nay rất đa dạng như 3+1, 2+2, việc học được kết hợp giữa chương trình Việt Nam và quốc tế. “Chương trình quốc tế có nét độc đáo là… du học tại chỗ nhưng toàn diện. Lợi thế đầu tiên là tiết kiệm chi phí so với du học tại nước bản địa, giúp người học dù được tiếp cận với môi trường, văn hóa quốc tế nhưng lại gần gia đình, từ đó khắc phục được kỹ năng nghề, đặc biệt là có điều kiện tiếp cận ngoại ngữ. Lợi thế nữa đó là chương trình quốc tế với tính ưu việt về mặt ngôn ngữ và kỹ năng, chính là cơ sở để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp người học bước nhanh hơn trong triển vọng nghề nghiệp”, ông Tuấn phân tích.

Cụ thể hơn, ông Tuấn cho biết hiện Việt Nam đang trong giai đoạn việc làm rất phát triển nhưng chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo. Các chương trình quốc tế giải quyết một phần bài toán nguồn nhân lực. Trong thời kỳ hội nhập, tiến tới nền công nghiệp 4.0, có 4 nhóm ngành chủ lực là công nghiệp kỹ thuật tự động hóa và khoa học sáng tạo; thiết kế mỹ thuật ứng dụng; kinh tế quản trị kinh doanh, marketing; dịch vụ quản trị dịch vụ. Các chương trình quốc tế hầu như được tích hợp đào tạo trong 4 lĩnh vực này.

Mùa tuyển sinh 2020, UEF có 4 chương trình đào tạo quốc tế là cử nhân tiếng Anh, ngôn ngữ học; cử nhân quản trị kinh doanh, marketing; cử nhân kinh doanh quốc tế; cử nhân quản trị khách sạn du lịch và khu nghỉ dưỡng. Bốn chương trình này đều được liên kết đào tạo với 2 trường ĐH công lập danh tiếng của Anh. Điều kiện xét tuyển rất đơn giản, người học chỉ cần tốt nghiệp THPT, có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. “Khi theo học chương trình liên kết đào tạo tại UEF, những chứng chỉ này sinh viên được phép nợ 2 năm để nhà trường hỗ trợ đào tạo tiếng Anh. Chương trình sẽ học chuyên ngành trong vòng 3,5 năm với 7 học kỳ, đồng thời sẽ có thêm 1 học kỳ đầu tiên trang bị cho những sinh viên chưa đạt tiếng Anh IELTS 6.0. Giảng viên dạy chương trình phải được trường quốc tế thông qua, phê duyệt”, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Quốc tế, UEF) thông tin.

Theo TS. Lộc, bản chất của chương trình đào tạo quốc tế chính là chuyển giao công nghệ đào tạo, giúp người học dù ngay tại Việt Nam vẫn có thể tiếp cận, thụ hưởng được kiến thức quốc tế mà không phải ra nước ngoài. Chương trình không diễn ra tại Anh nhưng chất lượng vẫn tương đồng so với du học tại Anh. Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng, chương trình liên kết quốc tế trước hết sẽ giải đáp bài toán kinh phí so với du học nước ngoài, tạo bước đệm để người học làm quen với môi trường quốc tế, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng để nắm bắt những cơ hội cho tương lai.

Đến gn hơn vi… công dân toàn cu

Năm 2020, UEF tuyển sinh theo 4 phương thức: Điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; kết quả học bạ theo tổ hợp 3 môn lớp 12; học bạ 5 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II lớp 10 và lớp 11; học kỳ I lớp 12). Với phương thức sử dụng điểm tổ hợp 3 môn thì yêu cầu phải đạt từ 18 điểm trở lên; phương thức sử dụng học bạ 5 học kỳ thì tổng điểm phải từ 30 điểm trở lên. “Bất cứ ngành học nào trong quá trình học, sinh viên đều có cơ hội học chuyển tiếp sang chương trình quốc tế mà UEF đang đào tạo như chương trình cử nhân Anh quốc hoặc chương trình 2+2, 3+1 tại các quốc gia mà UEF đang hợp tác”, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, UEF) cho biết.

Bên cạnh đó, ThS. Dũng cho hay, UEF cũng duy trì sự linh hoạt và đa dạng trong các chương trình đào tạo thông qua chương trình đào tạo song bằng, người học cùng một lúc chọn học 2 chương trình khác nhau, nhận cùng lúc 2 bằng đào tạo khác nhau. “Sau học kỳ I năm đầu tiên, điểm trung bình đạt điều kiện thì sinh viên có thể đăng ký học thêm một ngành khác. Ngay cả khi đang theo học chương trình liên kết quốc tế thì sinh viên vẫn có thể đăng ký theo học một ngành khác. Thời gian đào tạo của chương trình thứ hai như chương trình thứ nhất song lượng kiến thức, môn học chung của 2 chương trình thì chỉ học một lần ở chương trình thứ nhất. Việc học song bằng hay chương trình quốc tế mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người học, đặc biệt là cơ hội để trở thành công dân toàn cầu”, ThS. Dũng chia sẻ.

Chia sẻ về câu chuyện công dân toàn cầu, ông Trần Anh Tuấn khẳng định, không phải cứ làm việc tại nước ngoài là trở thành công dân toàn cầu, mà công dân toàn cầu chính là sự hội nhập quốc tế. “Từ đặc tính hội nhập quốc tế thì ngay cả khi chúng ta ngồi tại Việt Nam, làm việc ở Việt Nam nhưng tương tác được với thế giới thì cũng trở thành công dân toàn cầu. Một cách rõ ràng hơn, công dân toàn cầu ngoài khả năng ngôn ngữ thì cần đến tư duy hành động, năng động, dám dấn thân và trải nghiệm cùng khả năng tương tác, hòa hợp với nhiều môi trường văn hóa khác nhau. Tất cả những yếu tố này thông qua chương trình liên kết quốc tế đều trang bị cho người học, là bước đệm để người học tiệm cận gần hơn, rút ngắn khoảng cách trở thành công dân toàn cầu”, ông Tuấn nhìn nhận. Cụ thể hơn, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng trở thành công dân toàn cầu tức là có thể thích ứng được với nhiều môi trường khác nhau. Như vậy, ngoài kiến thức thì còn cần đến kỹ năng, thái độ và bản lĩnh. Về kiến thức, cần có chiều sâu và chiều rộng. Phải có năng lực sở trường trong một lĩnh vực nhất định, bên cạnh đó là kiến thức xã hội, kinh tế, tự nhiên… Trong khi đó, kỹ năng là hệ thống kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ; khả năng thích nghi và tính chủ động, đặc biệt là thái độ chủ động rèn luyện phát triển bản thân. “Theo học chương trình cử nhân quốc tế tại Việt Nam hay du học ở nước ngoài là cách gần nhất để các em trở thành công dân toàn cầu nhưng cần cân nhắc về ưu điểm, tính phù hợp với bản thân, gia đình, lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhất. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần phải chủ động rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ bên cạnh kiến thức văn hóa, hiểu biết xã hội để có cái nhìn toàn diện hơn”, bà Thảo nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Q.Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)