Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bên trong bệnh viện dã chiến

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

My ch “Bnh vin dã chiến thu dung điu tr Covid-19” là ni ám nh, lo s ca không ít ngưi dân TP.HCM. Bi giai đon cao đim ca dch bnh, c trăm ngàn bnh nhân Covid-19 đã điu tr  đây, trong đó có không ít bnh nhân có đến nhưng không có v… Vy bnh vin dã chiến có tht s đáng s không?


Bác sĩ Lê Trng Nhân khám cho bnh nhân Covid-19

Cuối tháng 11, đầu tháng 12, số lượng F0 được đưa vào Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 (Khu tái định cư Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM) không còn ồ ạt như thời điểm tháng 7, tháng 8. Bệnh nhân giảm và cũng ít ca nặng so với giai đoạn cao điểm của dịch bệnh nhưng công việc của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng hậu cần vẫn vậy – cứ luôn tay luôn chân…

Trong bộ đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân, mồ hôi trán nhễ nhại, BS Lê Trọng Nhân (công tác tại Khoa Thần kinh Sọ não, BV Phục hồi Chức năng) – chi viện cho BV dã chiến số 6 – vẫn niềm nở, thăm khám cho từng bệnh nhân. Vừa đo chỉ số SpO2, nhịp tim, hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe, BS Nhân vừa nhẹ nhàng hỏi thăm các triệu chứng, bữa ăn có ngon miệng, giấc ngủ có trọn vẹn. Hết phòng này đến phòng khác, khoảng 80 bệnh nhân được BS Nhân thăm khám mỗi ngày.

Bnh vin là nhà, bác sĩ là ngưi thân

Chị Trần Thị Tố Quyên – F0 cách ly điều trị tại đây – chia sẻ, những lời thăm hỏi, động viên kịp thời của các bác sĩ mang đến cho bệnh nhân cảm giác gần gũi, yên tâm điều trị.

“Ngày mới nhập viện, tôi lo lắng vì không nghĩ bản thân lại bị nhiễm, không biết bao giờ sẽ khỏe mạnh để trở về nhà. Cách ly cùng tôi còn có con nhỏ 2 tuổi. Bé quấy khóc liên tục khiến tôi mệt mỏi hơn. May mắn các bác sĩ tuy còn trẻ nhưng rất tâm lý, xem bệnh nhân như người nhà, chăm sóc, động viên mỗi ngày giúp bệnh nhân chúng tôi có thêm tinh thần, vượt qua lo lắng để điều trị tốt hơn”, chị Quyên nhớ lại.

Ngày 2-12, cầm trên tay tờ giấy xuất viện sau một tuần điều trị tại BV dã chiến số 6, chị Nguyễn Thị Bách Tú xúc động nói: “Tôi đã được về với con trai nhỏ đang chờ ở nhà, tất cả là nhờ sự tận tình chăm sóc của các bác sĩ, y tá. Bên cạnh đó còn có lực lượng hậu cần phục vụ ăn uống mỗi ngày giúp tôi sớm phục hồi sức khỏe”.

Chị Tú kể, thời gian đầu mới vào BV, chị không quen với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, các suất cơm không tươm tất như ở nhà. Song, nhìn các bác sĩ ngày ngày thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm cho F0 mà không màng đến lây nhiễm; các tình nguyện viên tất tả đẩy xe cơm đưa đến từng phòng để bệnh nhân kịp bữa, bệnh nhân phàn nàn hay nhờ bất cứ công việc gì đều được hỗ trợ giải quyết kịp thời khiến chị cảm mến mà cố gắng điều trị bệnh.

Chị Quyên và chị Tú là hai F0 có triệu chứng nhẹ, được cách ly điều trị tại tầng 6, block A của BV dã chiến số 6. Tầng 6 có 10 phòng, mỗi phòng khoảng 8 bệnh nhân. Các F0 đến từ nhiều quận, huyện trên địa bàn TP, ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Có gia đình cả 3 F0 cùng vào cách ly điều trị. Nhiều F0 ngày đầu mang tâm trạng lo lắng, e ngại trò chuyện nhưng sang đến ngày thứ 2, thứ 3 đã phấn chấn, xem phòng cách ly như ngôi nhà chung. Ai cũng chia sẻ câu chuyện vì sao trở thành F0; có đồ ăn, đồ uống gia đình tiếp tế đều chia sẻ với nhau. Sáng khoảng 6 giờ, chiều khoảng 4 giờ, các F0 lại gõ cửa, rủ nhau lên sân thượng tòa nhà tập thể dục.

“Vào đây rồi chúng tôi mới thấy quý sức khỏe bản thân hơn, thấy hạnh phúc vì may mắn được chăm sóc, điều trị miễn phí. Để không đứt gãy thông tin, các bác sĩ còn lập nhóm chat Zalo theo dõi sát sức khỏe bệnh nhân khiến chúng tôi không có cảm giác bị bỏ rơi”, một bệnh nhân tại đây chia sẻ.

Đng hành cùng bnh nhân Covid-19

BV dã chiến số 6 (quy mô 5.500 giường) thành lập ngày 10-7, vận hành bởi hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng đến từ các BV Chợ Rẫy, Phục hồi Chức năng, Đại học Y dược TP.HCM, Phụ sản Trung ương… Thời điểm cuối tháng 7, BV thu dung, điều trị hàng ngàn F0. Sau đó, đơn vị được nâng cấp lên thành BV điều trị cấp độ 3 – điều trị F0 có bệnh lý nền để giảm tải cho các BV tuyến trên. Công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid tại đây được đoàn công tác của Bộ Y tế đánh giá rất cao bởi mặc dù điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng tinh thần làm việc của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thì có dư…

Theo lộ trình, khi tình hình dịch bệnh tại TP cơ bản được kiểm soát, số ca nhiễm và tử vong được kéo giảm, các BV dã chiến sẽ rút về dần. BV dã chiến số 6 là một trong số ít BV dã chiến hiện vẫn còn thu dung, điều trị các F0 và dự kiến BV hoạt động đến cuối tháng 12-2021.

BS Nhân chia sẻ, so với thời điểm đỉnh dịch, công việc ngợp thở, chạy đua với thời gian để cứu sống bệnh nhân Covid, thì nay số bệnh nhân nhập viện và số bệnh nhân nặng đã giảm rất nhiều. Trước đây có 4 khoa cấp cứu, 1 khoa hồi sức nhưng nay chỉ còn 1 khoa cấp cứu. Các bác sĩ tiếp tục được phân chia ra quản lý, chăm sóc bệnh nhân theo mức độ bệnh nhưng công việc cũng bớt vất vả hơn trước…

Tham gia chống dịch tại BV dã chiến số 6 từ tháng 8, đến nay BS Nhân vẫn tiếp tục ở lại thay vì trở về công việc chuyên môn chính.


Các bnh nhân đang điu tr ti Bnh vin dã chiến s 6 tp th dc

“Tôi chỉ về khi BV rút hết. Quyết định ở lại vì tôi muốn chia sẻ công việc với đồng nghiệp và tiếp tục chăm sóc bệnh nhân”, BS Nhân nói.

Khó khăn lớn nhất hiện tại đối với các bác sĩ không phải là chuyên môn mà là sự “khó tính” của bệnh nhân trong việc chấp nhận điều kiện sinh hoạt tại đây. “Trong BV dã chiến, điều kiện sinh hoạt, ăn uống của bệnh nhân như thế nào thì các bác sĩ cũng giống như vậy. Bên cạnh hỗ trợ trong điều kiện có thể, chúng tôi thường xuyên giải thích để bệnh nhân hiểu, thông cảm và hợp tác tốt trong điều trị”, BS Nhân cho biết.

Tham gia tình nguyện đưa cơm tại BV dã chiến số 6 từ tháng 7 đến nay, Trần Phúc Khang (dân quân Q.Tân Phú) kể: “Nhiều hôm xe mang đồ ăn tới trễ nên nhóm chúng tôi đưa cơm tới bệnh nhân trễ, nhiều người không hiểu liền phản ứng. Một số bệnh nhân nóng tính, quát mắng. Tuy nhiên hiểu được tâm trạng bệnh nhân, chúng tôi luôn thông cảm và giải thích cặn kẽ”.

Giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, mỗi ngày, Khang và cộng sự đưa cơm cho khoảng 1.400 bệnh nhân với 3 ca sáng, trưa, chiều. Còn hiện tại, công việc đã giảm hơn một nữa – chỉ còn đưa cơm cho khoảng 600 bệnh nhân.

“Lúc mới tham gia, chưa quen với tần suất công việc quá nhiều, lại phải mặc đồ bảo hộ kín mít, nóng nực nên tôi và đồng nghiệp không tránh được mệt mỏi. Một số bạn ngất xỉu, một số bạn chẳng may trở thành F0”, Khang chia sẻ.

Mặc dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng Khang vẫn quyết định ở lại phục vụ bệnh nhân cho đến khi BV dã chiến số 6 “đóng cửa”.

“Hiện tại tôi vẫn khỏe mạnh là điều may mắn. Tôi mong dịch bệnh sớm qua đi, không còn bệnh nhân nhập viện để cuộc sống trở lại bình thường. Tôi cũng sớm được về nhà, thăm người thân, bạn bè và trở lại công việc trước kia”, Khang bày tỏ.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)