Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Bến xe sẽ không còn khói thuốc lá

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đó là mc tiêu ca đ án “Tăng cưng thc thi môi trưng không khói thuc thông qua tăng cưng thưng pht và s tham gia ca cng đng”, nhm hn chế tình trng hút thuc lá và tiến ti mt môi trưng giao thông công cng không khói thuc ti TP.HCM.

TP.HCM n lc kéo gim tình trng hút thuc lá ti các bến xe khách nhm to môi trưng giao thông công cng không khói thuc

Chưa “b thuc” vì không b pht

Trong buổi ra mắt đề án mới đây do Sở GTVT TP.HCM phối hợp với Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng và Viện Y tế công cộng TP.HCM tổ chức, ông Võ Khánh Hưng (Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM) lưu ý tình trạng sử dụng thuốc lá ở những điểm giao thông công cộng trên địa bàn thành phố còn khá phổ biến, trong đó có các bến xe, nhà chờ, xe khách, ga tàu, sân bay… Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-5-2013, tại những nơi như bệnh viện, trường học là điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và cả khuôn viên. Riêng những địa điểm công cộng như nhà ga, bến xe, nơi làm việc… thì cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người sử dụng thuốc lá khi bị phát hiện cũng chỉ bị nhắc nhở, chưa xử phạt nên sau đó “đâu lại vào đấy”. Theo ông Hưng, hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây những tác hại rất lớn về sức khỏe cho con người, và đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Đại diện nhóm xây dựng đề án, bà Nguyễn Hoàng Yến (Giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng) nói rằng TP.HCM đã thực thi môi trường không khói thuốc, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông công cộng từ năm 2012 (khi Luật Phòng chống thuốc lá được phê duyệt), nhưng trong 2 năm liên tiếp (2017-2018) vẫn chưa có trường hợp nào bị xử phạt. Nguyên nhân do công tác giám sát và xử lý vi phạm chưa chặt chẽ. Theo lý giải của anh Nguyễn Văn Hùng (tài xế xe khách tại Bến xe Miền Đông): “Lý do khiến tài xế ô tô lẫn xe ôm hay hút thuốc lá là vì khi chờ khách chả biết làm gì, hút riết rồi thành quen đến mức không bỏ, vì hút vào thì con người mới tỉnh táo, thư thái”. Người tài xế này cũng cho rằng việc khó xử phạt người hút thuốc là do “quy định cấm hút thuốc lá trong nhà, trong khi ngoài khuôn viên bến xe mới là nơi người ta hút thuốc, bán thuốc tràn lan thì làm sao kiểm soát cho xuể”. Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) thừa nhận việc xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng gặp rất nhiều khó khăn, bởi địa điểm hút thuốc trên phạm vi rộng, đối tượng hút nhiều. Mặc dù theo quy định ở mỗi địa phương đều có lực lượng thực hiện công tác giám sát, nhưng do cán bộ mỏng lại phải kiêm nhiệm nhiều thứ nên công tác xử phạt người hút thuốc lá vẫn chưa đạt được kết quả tích cực.

Thí đim bến xe buýt và Bến xe Min Tây

Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, mục tiêu của đề án “Tăng cường thực thi môi trường không khói thuốc thông qua tăng cường thưởng phạt và sự tham gia của cộng đồng” phấn đấu giảm 50% số người hút thuốc lá thụ động tại 2 bến xe buýt Sài Gòn và Bến xe Miền Tây vào cuối năm 2020. Đây là tiền đề nhằm tiến tới chấm dứt việc sử dụng thuốc lá trên các phương tiện vận tải hành khách. Để đạt được điều này, bà Yến cho rằng thành phố cần tăng cường tuyên truyền, cảnh báo và bước cuối cùng mới là xử phạt. Theo bà Yến, đây là một quá trình góp phần định hướng, tạo thói quen để dần trở thành nét văn hóa chung cho cộng đồng. Được biết, đề án khi đi vào thực hiện sẽ tăng cường sự tham gia của các nhóm thực thi tại các địa điểm giao thông công cộng, nhằm tạo nên sự phối hợp trong công tác giám sát cũng như xử lý các vi phạm liên quan.

Cũng trong khuôn khổ của đề án, Sở GTVT TP sẽ phối hợp với Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng và Viện Y tế công cộng TP.HCM tiến tới xây dựng cơ chế xử lý và tài liệu hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh kế hoạch thực hiện quy trình giám sát và xử lý hành vi hút thuốc lá nơi công cộng đối với người sử dụng, ông Trịnh Văn Hiệp (chuyên viên Phòng chống tác hại thuốc lá) cho rằng đề án cũng nên đề cập đến vấn đề “nói không” với việc kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá trong toàn bộ khu vực bến xe. Ông Hiệp khẳng định: “Để tạo hình ảnh đẹp tại các điểm giao thông công cộng, để giao thông công cộng thực sự văn minh, thân thiện với môi trường thì nhất định phải “làm khó” người hút thuốc lá”. Ghi nhận những ý kiến đóng góp cho đề án, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Võ Khánh Hưng đề nghị phổ biến đề án “Tăng cường thực thi môi trường không khói thuốc thông qua tăng cường thưởng phạt và sự tham gia của cộng đồng” đến toàn thể đội ngũ tài xế và nhân viên tại các bến xe, “nhằm góp phần hạn chế lượng người hút thuốc và dần tiến tới chấm dứt tình trạng khói thuốc lá tại các điểm giao không công cộng trên toàn địa bàn thành phố”. Cũng theo Phó Giám đốc Võ Khánh Hưng, sau khi triển khai thí điểm tại bến xe buýt và Bến xe Miền Tây, nếu kết quả khả quan sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại các bến xe của thành phố.

Bài, nh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)