Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh đau mắt đỏ… hoành hành trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

T gia tháng 8 đến nay, dch bnh đau mt đ (còn gi là bnh viêm kết mc) xut hin nhiu tnh thành. C th, Bnh vin Nhi đng 2 (TP.HCM), mi ngày tiếp nhn khong 50 tr đến khám bnh đau mt đ; ti Hà Ni, Bnh vin Nhi Trung ương cũng tiếp nhn hàng chc ca đến khám, trong có 10-20% tr gp biến chng nng. Điu đáng nói là bnh rt d lây lan, nht là môi trưng đông ngưi như lp hc…


Nhiu hc sinh đưc cha m đưa đi khám bnh đau mt đ

B khai ging đ đi… khám mt

Năm nay, bé Xuka vào lớp 1. Không chỉ Xuka mà cả vợ chồng chị Lê Thanh Thủy (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đều rất háo hức chờ ngày khai giảng. Tuy nhiên, sáng 5-9, thay vì đến trường tham dự lễ khai giảng đầu tiên trong cuộc đời học sinh thì Xuka lại phải cùng mẹ tới Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám mắt. Tại đây, các bác sĩ cho biết bé bị đau mắt đỏ.

Chị Thủy cho biết, Xuzi (con gái nhỏ của chị) 2 tuổi, vì trường mầm non công lập không nhận trẻ ở lứa tuổi này nên gia đình phải gửi ở nhóm trẻ tư thục gần nhà. Cách đây khoảng 2 tuần, nhóm trẻ có một bé bị đau mắt đỏ, sau đó thì lây cho 2 cô bảo mẫu và 5/8 trẻ trong nhóm lớp.

“Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 3 ngày, buổi chiều đón Xuzi ở nhóm trẻ về, tôi thấy mắt con hơi đỏ, thường xuyên dụi mắt nên tôi đã bôi thuốc nhỏ mắt của trẻ em cho con. Sáng hôm sau ngủ dậy, mắt con sưng, ghèn dính chặt, phải vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý một lúc thì con mới mở mắt được… Cũng phải mất 4 ngày thì Xuzi mới bớt bệnh. Đúng lúc này thì Xuka bị lây bệnh. Xuka bị nặng hơn, mắt đỏ và sưng húp, thường xuyên chảy nước mắt, ghèn đổ nhiều, nhất là buổi sáng ngủ dậy. Thấy tình hình có vẻ căng, nhất là khi đã bước vào năm học mới nên sau kỳ nghỉ lễ là tôi đưa con tới Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám…”, chị Thủy nói.

Mới đây, chị Trần Hải Vân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cũng phải xin nghỉ học cho con 1 ngày để đi khám mắt. Chị Vân cho hay, con chị đang học lớp 2, vừa vào năm học mới được mấy ngày thì bị đau mắt đỏ. “Tôi có hỏi cô giáo thì được biết trong lớp chưa phát hiện bạn nào bị đau mắt đỏ. Trong khu dân cư tôi sinh sống cũng không có bé nào bị đau mắt đỏ. Bởi vậy nên tôi nghi ngờ là con bị lây bệnh khi tắm hồ bơi trong khu resort mà gia đình nghỉ dưỡng dịp lễ Quốc khánh vừa rồi…”, chị Vân kể.

Bnh d lây lan

ThS.BS Lưu Thị Quỳnh Anh – Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết, bệnh  đau mắt đỏ là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt). Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, lúc cơ thể của trẻ khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus; ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, thủy đậu, Poxvirus…

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh; triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt… Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt, mũi, miệng (sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, qua khăn mặt, quần áo, nước trong bể bơi, qua tay người bệnh với người chưa mắc bệnh, dụi tay vào mắt…).

Phương pháp điều trị hiện nay gồm rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, nhỏ thuốc, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

“Khi b đau mt đ, ngưi dân nên đến các cơ s nhãn khoa khám đ đưc chn đoán và tư vn phương pháp điu tr thích hp. Không nên t ý mua thuc v nh mt đ tránh gây ra mt s biến chng nguy him. Ngoài ra cũng nên tránh s dng các thuc lá cây đ đp hoc xông mt vì không nhng ít có tác dng cha bnh mà còn có th gây ra các tn thương khác cho mt như bng do nhit hoc tinh du, mt s loài nm và vi khu lá cây có th xâm nhp qua vết xưc giác mc gây ra mt bnh lý rt nguy him là viêm loét giác mc. Khi đó vic điu tr s vô cùng khó khăn, tn kém kinh phí mà di chng đ li là so giác mc gây nhìn m vĩnh vin, mt s trưng hp nng phi khoét b mt”, ThS.BS Phùng Th Thúy Hng – Phó Trưng khoa Mt, Bnh vin Bch Mai – nhn mnh.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng cách: Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay; Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mắt khi đi bên ngoài về.

“Với người mắc bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người; Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối; Khi khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng để tránh tái nhiễm…”, BS Tuyết khuyến cáo.

“Nếu chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt, người bệnh nên sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy nhằm tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt. Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị đau mắt đỏ. Đối với người chăm sóc trẻ như cha mẹ ở nhà, bảo mẫu ở trường, để phòng bệnh đau mắt đỏ cần vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt. Đặc biệt khi trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời”, BS Quỳnh Anh –  nói.

N.Hà – K.Anh

Bình luận (0)