Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh đậu mùa khỉ có dễ lây?

Tạp Chí Giáo Dục

c ta đã ghi nhn 2 trưng hp mc bnh đu mùa kh (ĐMK). C 2 trưng hp này đu có yếu t đi tc ngoài v. Theo đó nhiu ngưi lo lng, dp Tết Nguyên đán sp ti gn, ngưi Vit Nam c ngoài v quê đón Tết, ngưi nưc ngoài ti Vit Nam du lch có nguy cơ cao đưa mm bnh vào nưc ta t đó lây lan, bùng phát dch. Liu s lo lng này có tha không?


Bnh vin Bnh nhit đi TP.HCM đang điu tr cho ca bnh đu mùa kh th hai ti Vit Nam

Hai ca bnh tng cùng nhà và sinh hot chung

Ca bệnh ĐMK đầu tiên ở nước ta được Bộ Y tế công bố vào ngày 3-10-2022. Đó là một bệnh nhân nữ 35 tuổi (thường trú TP.HCM), khởi phát bệnh vào ngày 18-9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7 đến ngày 22-9 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt. Ngày 23-9 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang BV Da liễu TP. Tại đây, bác sĩ khám và nghi ngờ mắc bệnh ĐMK. Bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Realtime PCR tại BV Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM). Ngày 25-9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh ĐMK và được chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới TP để tiếp tục cách ly, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sau 16 ngày Bộ Y tế công bố ca bệnh ĐMK đầu tiên, ngày 19-10, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM ghi nhận trường hợp thứ hai. Bệnh nhân nữ 38 tuổi (thường trú tại tỉnh Tuyên Quang), đi du lịch tại Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29-9 đến 18-10. Bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của bệnh ĐMK từ ngày 11-10 với sốt kèm mệt mỏi, buồn nôn và xuất hiện các mụn mủ rải rác trên cơ thể.

Bệnh nhân này và bệnh nhân đầu tiên đã có thời gian ở cùng nhà và sinh hoạt chung. Do đó, khi biết người này có các triệu chứng tương tự, người mắc ĐMK đầu tiên đã kịp thời thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC). Vì vậy trường hợp này được phát hiện ngay khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và đưa về BV Bệnh nhiệt đới cách ly và điều trị.

Bên cạnh đó, HCDC cũng đã điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh thứ 2 để hướng dẫn và kịp thời xử lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Bnh không d lây nhưng đng ch quan

Cả 2 ca bệnh ĐMK tại Việt Nam đều được các bác sĩ, nhân viên y tế của BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM điều trị, chăm sóc an toàn, hiệu quả. Trong đó ca bệnh đầu tiên vì đã về nhà và tới 2 BV Từ Dũ, Da liễu nên BV Bệnh nhiệt đới phối hợp với HCDC điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, giám sát người thân và nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân trước đó. Sau khoảng 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã âm tính và được xuất viện. Những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân khi về Việt Nam chưa xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.

Ngày 23-7-2022, T chc Y tế thế gii (WHO) công b bnh ĐMK là tình trng khn cp v sc khe cng đng quc tế và đã nh hưng nhiu quc gia trên thế gii.

TP.HCM đưc đánh giá  là mt trong nhng  nơi d có ca bnh xâm nhp t các ca khu quc tế. Dưi s ch đo khn trương và sâu sát ca lãnh đo UBND TP, S Y tế đã triu tp cuc hp khn cp các đơn v liên quan (Bnh vin Bnh nhit đi, Vin Pasteur TP.HCM; Đơn v Nghiên cu lâm sàng Đi hc Oxford Anh quc; Trung tâm Kim soát bnh tt TP; kim dch ca khu…) đ đánh giá mc đ nguy him, kh năng lây lan ra cng đng; kh năng ng phó, năng lc xét nghim, thu dung, điu tr và lên kế hoch kim soát c th ti các ca khu vi mc tiêu là chn đoán sm, cách ly ngay, khoanh vùng, truy vết, ngăn bnh lây lan ra cng đng và điu tr an toàn cho ngưi bnh.

Ngày 28-7, Bnh vin Bnh Nhit đi đã phi hp vi Trung tâm Kim soát bnh tt TP t chc tp hun cho các đơn v y tế trên đa bàn v cách nhn biết ca nghi ng bnh ĐMK sm, quy trình x lý ca nghi bnh, quy trình ly mu xét nghim PCR và x lý mu an toàn…

TS.BS Lê Mạnh Hùng – Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP – cho biết, qua việc cảnh giác thực hiện các biện pháp chủ động phát hiện bệnh sớm, xử lý theo các quy trình (cách ly, xét nghiệm, giám sát, điều tra dịch tễ, kiểm soát nguồn lây…) khoa học, nghiêm ngặt và diễn tiến điều trị thuận lợi của ca bệnh ĐMK đầu tiên tại TP.HCM, có thể nhận định: Nguồn lây là từ nước ngoài nơi bệnh nhân đi du lịch; Bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam. Thực tế trên cũng phù hợp đối với các trường hợp bệnh ĐMK được ghi nhận trên thế giới. Đó là bệnh không dễ lây lan trong cộng đồng  nếu  không tiếp xúc trực tiếp da của người lành với da có bóng nước hoặc niêm mạc có bóng nước của người bệnh; Đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10-14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày.

BS.CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa – Trưởng khoa Nội A BV Bệnh nhiệt đới TP – khuyến cáo, để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ĐMK được ngành y tế khuyến cáo.

Cụ thể, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh ĐMK: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh ĐMK; Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh ĐMK, cần tránh tiếp xúc với động vật có vú, khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn; Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)