Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh liệt mặt

Tạp Chí Giáo Dục

Lit mt hay còn gi là lit na mt, là triu chng ca bnh lit dây thn kinh s 7 ngoi biên, thưng gp mi la tui, nh hưng đến sc khe cũng như v mt thm m ca gương mt ngưi bnh. Bnh do nhiu nguyên nhân, nhưng thưng gp nht là do cơ th b nhim lnh, cơ th gim sc đ kháng gây nên.

Bnh lit mt nếu phát hiện, điều trị sớm s phục hồi nhanh và không để lại di chứng

Nhng du hiu lâm sàng

Cách đây 2 ngày, sau chuyến du lịch Sapa đắm mình trong khí hậu lạnh giá ở mức trên dưới 10 độ C, chị Trần Thị Mỹ Uyên trở về TP.HCM với gương mặt méo khiến chị tự ti phải xin nghỉ làm. Tình trạng này xuất hiện khi Uyên còn ở Sapa, sau khi thức giấc vào sáng ngày 2-1 thì thấy khó chịu nửa mặt bên phải. Soi gương thấy mặt bị méo, đánh răng khó khăn, phát âm không tròn tiếng, khi cười chỉ nhếch được khóe miệng, ăn cơm cũng chỉ nhai được một bên hàm làm cho chị rất sợ hãi và quyết định về thành phố ngay trong ngày. Đến khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ chẩn đoán Uyên bị liệt dây thần kinh số 7. Cũng trong tình trạng như chị Uyên, một sản phụ tên Thảo (ngụ quận 2) cho biết chị mới sinh con được hơn 3 tháng. Do đi lại mà không mặc đủ ấm trong mấy ngày thành phố lạnh 20 độ C, nên mặt và miệng Thảo cũng bị méo, ăn uống và cười nói khó khăn. Hiện Thảo đang rất lo lắng do sau 14 ngày châm cứu và tiêm thuốc thủy châm nhưng chưa thấy bớt.

Cùng tâm trạng như những người khác, anh Đinh Thanh Hải bỗng dưng cảm thấy môi bị tê tê rất khó chịu vào một buổi sáng cuối tuần. Gương mặt hơi bị biến dạng khiến anh không dám ra đường uống cà phê với bạn như thường lệ. Thử huýt sáo không được, hát vài câu cũng không ổn, lúc đánh răng thì nước trào ra một bên mép. Khi đến Bệnh viện Y học cổ truyền, anh mới biết mình bị bệnh gì. Tại đây, anh được châm cứu, rung điện phục hồi dây thần kinh số 7. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân rất chú ý việc kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ như không nằm phòng máy lạnh, không bật quạt, giữ ấm cơ thể (nhất là đầu và tai) khi ở nhà cũng như khi ra đường, thường xuyên tự massage mặt để giúp cơ kéo lại và phục hồi. Theo anh Hải: “Bệnh này không chết nhưng làm xấu “mặt tiền”, nên phải cố gắng kiêng khem và kiên trì massage mỗi ngày mới có thể phục hồi hoàn toàn”.

Điu tr ni khoa kết hp vt lý tr liu

Theo bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Đình Tùng (Phó khoa ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy), liệt mặt hay còn gọi là liệt nửa mặt (tên tiếng Anh: Bell’s Palsy) là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh, đặc biệt là khi đã để lại chứng liệt cứng mặt. Người mắc chứng liệt nửa mặt thường có các biểu hiện như khó khăn trong ăn uống, đánh răng, súc miệng; mất cân xứng nửa mặt; miệng và nhân trung méo về bên lành; không nhắm kín được mắt ở bên liệt; không thể chúm môi; mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi,… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị ù tai, nghe kém, mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt), nhắm mắt không kín, gương mặt kém linh hoạt, nước bọt chảy ra do môi không khép được như bình thường. 

Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt như u não, u nền sọ, biến chứng thần kinh của u vòm họng, sang chấn (ngã, đụng giập, gãy rạn nứt xương đá), do viêm nhiễm khi thời tiết lạnh. Khi có triệu chứng liệt mặt, người bệnh cần đến các chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh lý nguy hiểm. Đối với chứng liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc do bị nhiễm lạnh, bệnh nhân cần được điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu (massage, bấm huyệt…). Nhằm phòng ngừa chứng liệt mặt, chuyên gia y tế khuyến cáo cần thực hiện giữ ấm trong mùa lạnh như tránh ngồi trước luồng gió; tránh để nhiễm lạnh (nhất là lạnh đột ngột); không tắm quá khuya; hạn chế di chuyển bằng xe gắn máy; khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, khăn ấm, bịt kín tai để độ lạnh giảm tác động vào dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Bên cnh phương đáp điu tr ni khoa và vt lý tr liu, s phát trin ca y hc – k thut vi phu đã cho ra đi mt s phương pháp mi đ điu tr lit thn kinh mt. Trong đó có phương pháp ni ghép các nhánh thn kinh lân cn (nhánh thn kinh lưi, sng c hay chuyn vi phu cơ thon), hoc phương pháp mi nht là chuyn dây thn kinh cơ cn ni vi nhánh ming ca dây thn kinh s 7 b lit. Phương pháp này đem li hiu qu cao đi vi nhng bnh nhân lit mt, méo ming đưc điu tr sau lit trong vòng 24 tháng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân (Chuyên khoa nội – Bộ Y tế) lưu ý, dây thần kinh số 7 ngoại biên là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). Do đó, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên là một bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do bị nhiễm lạnh, làm phù nề tổ chức trong xương đá, chèn ép dây thần kinh số 7 và gây liệt. Nếu phát hiện và điều trị sớm, thời gian điều trị của bệnh nhân sẽ ngắn, phục hồi nhanh và không để lại di chứng. Ngược lại, nếu phát hiện và điều trị muộn, thời gian điều trị sẽ kéo dài và thường phải phối hợp nhiều phương pháp mới có kết quả.

Bài, nh: Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)