Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh nào kiêng… “việc ấy”?

Tạp Chí Giáo Dục

Ảnh mang tính minh họa
Ở những người bệnh khí huyết thiếu, âm dương mất cân  bằng, nếu sinh hoạt tình dục trong khi đang có bệnh sẽ tổn thương nguyên khí dễ làm bệnh nặng thêm.

Cần biết rằng, đối với bệnh do trạng thái tinh thần uất ức gây ra thì việc sinh hoạt tình dục (SHTD) hài hòa có thể làm cho tinh thần thư thái. SHTD bình thường và thích hợp sẽ có lợi cho sự hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, xét từ quan điểm dưỡng sinh thì những người có bệnh mãn tính cần hạn chế SHTD. 

Người bị bệnh lao, bệnh tiểu đường, cường tuyến giáp trạng, bệnh thận… nói chung nhu cầu tình dục của họ không suy giảm, nhưng đại đa số có biểu hiện thận âm không đủ, hoặc khí âm lưỡng hư, mệt nhọc quá độ thì càng làm tổn thương khí âm. Trong thời kỳ bệnh tiến triển đang hoành hành thì không nên SHTD. Các bệnh tiết niệu và sinh dục ở nữ như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm niệu đạo, loét cổ tử cung; còn ở nam như: viêm quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn cấp tính… khi SHTD có thể bị đau, thậm chí co giật âm đạo, gây khó khăn trong giao hợp, hoặc lây truyền sang nhau làm bệnh nhân nặng hơn. Vì vậy, khi chưa khỏi bệnh thì nên tránh việc giao hợp. 

Đối với các bệnh huyết áp cao, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, Đông y cho rằng, các loại bệnh này phần lớn do thận hư, máu về tim không đầy đủ, nên trong lòng không thư thái. Nếu lâu ngày không SHTD thì một số bệnh nhân thanh niên, trung niên sau khi hồi phục bệnh có thể bị liệt dương. SHTD điều độ lại có lợi cho việc bảo vệ chức năng sinh dục. Vì vậy, SHTD ở những bệnh nhân này về nguyên tắc có thể tiến hành ở cường độ trung bình. Đối với những người đi được lên cầu thang tầng 2 mà tim không bị đập mạnh và loạn nhịp, không thở gấp tức ngực, thì có thể sinh hoạt vừa phải. Nên tiến hành sinh hoạt vào lúc sáng sớm, cố gắng không SHTD khi cần nghỉ ngơi.

Đối với những bệnh nhân thiếu máu do dinh dưỡng, hấp thụ kém, tan máu, nếu SHTD quá độ sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tăng thêm triệu chứng lâm sàng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tốt nhất không nên SHTD khi chưa khống chế sự phát triển của bệnh, hoặc chưa chữa khỏi bệnh. Còn thiếu máu do thiếu sắt thì triệu chứng không nặng, có thể sinh hoạt ở mức độ vừa phải, mỗi tháng 1 – 2 lần. Bình thường phải chú ý tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn có chứa sắt như gan các loại động vật, rau chân vịt…

Ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến vú, ung thư tử cung, ung thư dương vật, Đông y cho rằng các bệnh này nếu SHTD dễ làm tổn thương nguyên khí, suy thoái. Ưu phiền nặng, lao lực quá mức thường đưa đến hậu quả khí huyết đột ngột thoát ra gây nguy kịch cho tính mạng. Vì vậy, bất kể là loại u ác tính nào, khi đã chẩn đoán rõ ràng đều phải kiêng SHTD khi chưa chữa trị, hoặc trong thời kỳ điều trị. Nếu đã qua điều trị (dù là phẫu thuật, hóa học liệu pháp, phóng xạ hoặc dùng thuốc), tình trạng sức khỏe tốt, người có tình dục hưng thịnh, có thể SHTD vừa phải, mỗi tháng 1–2 lần. 

 Lương y Vũ Quốc Trung (TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)