Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh tay chân miệng chuẩn bị vào đỉnh dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các bác sĩ, hin ti vn chưa thy đnh dch bnh tay chân ming (TCM), s ca mắc và s ca nng có th tiếp tc gia tăng trong nhng tun sắp ti.


Bác sĩ Bnh vin Nhi đng 1 đang khám bnh cho tr mc tay chân ming

Bnh nhân tuyến dưi kéo lên tuyến trên

Mặc dù bệnh TCM có thể điều trị ở tuyến dưới, thậm chí tại nhà nhưng năm nay bệnh có diễn biến bất thường, nhiều ca biến chứng nặng nên không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng chuyển con lên tuyến trên. Chẳng hạn như vợ chồng anh Lưu Quốc Thông (tỉnh Đồng Nai) đã chuyển con gái (22 tháng tuổi) đang điều trị bệnh TCM ở bệnh viện (BV) địa phương lên BV Nhi đồng 2.

Anh Thông cho biết: “Hiện nay có rất nhiều trẻ mắc TCM, con gái tôi bị lần thứ 2 cách lần đầu gần 1 tháng. Gia đình đã đưa con đến cơ sở y tế địa phương thăm khám nhưng thấy con sốt, nổi nốt nước ở chân tay, quấy khóc liên tục nên quyết định đưa con lên TP.HCM. Sau khi được các bác sĩ khám, chăm sóc điều trị thì sức khỏe con gái tôi đã tốt lên rất nhiều”.

Vợ chồng anh Nguyễn Kim Bình (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng chuyển con trai từ BV tuyến dưới lên BV Nhi đồng 2 điều trị bệnh TCM.

“Tại 2 cơ sở y tế ở địa phương, con trai tôi được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh TCM và cho thuốc uống, theo dõi điều trị. Tuy nhiên, thấy con sốt cao, ngủ giật mình, không yên tâm nên tôi quyết định đưa con lên BV Nhi đồng 2”, anh Bình chia sẻ.

BS.CKI Trần Ngọc Lưu – Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 – thông tin, tính đến sáng 1-8 có 82 trẻ (TP.HCM – 31 ca; các tỉnh – 51 ca) mắc TCM điều trị tại khoa, trong đó khoảng 15% trường hợp có dấu hiệu biến chứng thần kinh. Nếu tính cả các ca bệnh nặng nằm ở Phòng Hồi sức nhiễm thì khoảng 20% bị biến chứng thần kinh. Trong khi đó, các năm trước tỷ lệ có biến chứng thần kinh chỉ dưới 10%.

Tại BV Nhi đồng 1, tính đến ngày 1-8, Khoa Nhiễm – Thần kinh đang điều trị cho 168 ca bệnh TCM, trong đó độ 2B trở lên là 26 ca, tỷ lệ nặng chiếm từ 25-30%. Vì số ca tăng cao nên BV phải tăng cường thêm một lầu để tiếp nhận và điều trị. Đối với bệnh nhân nặng thì điều trị tại Phòng Hồi sức nhiễm và Khoa Hồi sức tích cực – chống độc.

BV Nhi đồng Thành phố cũng đang điều trị cho 124 trẻ bị TCM, trong đó có 16 ca nặng.


Tr mc bnh tay chân ming đang đưc điu tr ti Bnh vin Nhi đng 2

“Trước tình hình số ca bệnh TCM tăng, BV đã chỉ đạo Khoa Nội tổng hợp và Khoa Tiêu hóa cùng tiếp nhận bệnh nhi. Như vậy, tổng công suất giường bệnh dành cho bệnh TCM là 250 giường”, BS.CKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố – cho hay.

Điu tr theo hưng tiết kim, hiu qu

Mặc dù chưa có ca tử vong bởi bệnh TCM ở TP.HCM nhưng với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus – chủng virus có độc lực cao, làm bệnh diễn tiến nặng và có thể gây tử vong thì không thể chủ quan. Điều đáng lo nhất là thuốc điều trị cho bệnh nhân nặng có phần khan hiếm.

BS Lưu chia sẻ, với phác đồ điều trị TCM độ 2B nếu có Phenobarbital truyền sẽ giảm được những nguy cơ tiến triển biến chứng thần kinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này BV Nhi đồng 2 vẫn chưa được cung cấp Phenobarbital truyền nên BV đang sử dụng các nhóm an thần khác và Phenobarbital dạng uống. So với dạng truyền thì hiệu quả Phenobarbital dạng uống không bằng nên phải theo dõi rất sát những nguy cơ tiến triển biến chứng thần kinh nặng hơn. Tương tự, việc sử dụng Immunoglobulin (IVIG) cũng đang khan hiếm. Thuốc được báo có thể phải cuối tháng 8 mới có đợt mới nên BV đã điều chỉnh lại – chỉ định sử dụng IVIG theo đúng hướng dẫn, tiết kiệm nhưng không để bệnh nhân thiếu thuốc.

“Cái chính là phải theo dõi sát bệnh nhân để đánh giá nguy cơ, không để dấu hiệu bệnh trở nặng và tránh lãng phí thuốc”, BS Lưu cho biết.

“Hiện IVIG tại BV Nhi đồng 2 được cung ứng theo hướng dẫn của Sở Y tế. Khoa Dược (BV Nhi đồng 2) đã tham mưu Sở Y tế và sở cũng đang tích cực tìm những nguồn hàng để đảm bảo cho công tác điều trị”, BS Lưu cho biết thêm.

BV Nhi đồng Thành phố cũng xây dựng chỉ định điều trị bệnh TCM chặt chẽ hơn và không lạm dụng thuốc.

“Trước đây, với các bệnh nhi độ 1 và 2 đã cho truyền Globulin nhưng giờ chỉ cho sử dụng thuốc an thần. Đối với bệnh nhi độ 3, 4 mới được truyền Globulin. Ngoài ra, BV còn sử dụng những loại thuốc ở người lớn để điều trị bệnh TCM cho trẻ em”, BS Tiến giải thích.

Theo BS Tiến, hiện nay thuốc điều trị bệnh TCM bắt đầu có lại, song BV vẫn điều trị theo khuyến cáo của chuyên gia và phác đồ của Bộ Y tế. BV tiến hành theo dõi, hội chẩn từng ca để điều trị hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh trường hợp bệnh trở nặng…

Minh Phương

Bình luận (0)