Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết: Nguy cơ dịch diễn biến phức tạp

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian gn đây s ca mc tay chân ming (TCM) và st xut huyết (SXH) trên đa bàn khu vc phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang có chiu hưng gia tăng. Ti bui giao ban trc tuyến lĩnh vc y tế d phòng TP.HCM tháng 5-2022 mi đây, các chuyên gia d báo dch bnh TCM, SXH năm nay s din biến phc tp, nguy cơ bùng phát dch là rt cao…


Đoàn công tác ca S Y tế TP.HCM kim tra công tác phòng chng dch tay chân ming, st xut huyết ti huyn Bình Chánh

S tr mc bnh tay chân ming tăng

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 4 tháng đầu năm 2022, TP ghi nhận 936 trường hợp mắc bệnh TCM; trong đó 95% ca bệnh ở độ tuổi từ 1-5 tuổi. Riêng tuần đầu tiên của tháng 5, TP ghi nhận 420 ca bệnh TCM, tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Điều đáng nói là số ca bệnh TCM có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP.Thủ Đức, đặc biệt ở Q.12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, khu vực 3 TP.Thủ Đức (Q.Thủ Đức cũ) và huyện Hóc Môn.

Cũng theo HCDC, đợt bùng phát dịch TCM gần nhất tại TP.HCM xảy ra vào năm 2020 với 16.361 ca mắc, không ghi nhận ca tử vong. Chủ yếu là xảy ra ở nhóm trẻ trong độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo.

Theo các chuyên gia y tế, để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh TCM (bệnh lưu hành thường niên tại TP.HCM) cũng như hạn chế thấp nhất số ca tử vong thì việc phòng ngừa dịch bệnh ngay từ sớm là điều rất quan trọng.

Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng tháng 3-5 và tháng 8-9 hàng năm. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Bệnh TCM lây truyền qua đường tiêu hóa, để phòng bệnh, những người chăm sóc trẻ cần rửa tay với xà phòng thường xuyên cho bản thân và trẻ em; ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường…

Các bác sĩ cũng lưu ý, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi thì cần đưa trẻ đi khám.

Trong trường hợp đã xác định trẻ mắc TCM thì cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như: sốt cao trên 39 độ C không thể hạ bằng paracetamol; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh… để đưa trẻ nhập viện ngay.

Cu sng 2 tr sc st xut huyết

Khoa Cấp cứu – BV Nhi Đồng TP vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho 2 bệnh nhi sốc SXH kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng.

Đó là bé L. A. S. (12 tuổi, nam, ngụ ở Q.Tân Phú). Trước khi nhập viện, bệnh nhi sốt cao liên tục 4 ngày, ói, tiêu chảy 4-5 lần. Người nhà nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên mua thuốc cho uống nhưng không đỡ. Khi thấy trẻ mệt, tay chân lạnh, gia đình vội đưa vào BV gần nhà. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc SXH nặng ngày thứ 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu nên cho truyền dịch chống sốc, tuy nhiên diễn tiến không thuận lợi nên chuyển tuyến lên BV Nhi Đồng TP.

Trường hợp trẻ thứ hai là Ph. Ph. Q. (12 tuổi, nam, ngụ tại Sa Đéc, Đồng Tháp). Bệnh nhi sốt cao liên tục 5 ngày, đau bụng, ói nên người nhà đưa trẻ đến khám tại phòng khám tư nhưng không đỡ. Khi phát hiện trẻ đau bụng nhiều, ói ra dịch lợn cợn màu nâu, mệt, tay chân lạnh, gia đình đưa vào BV địa phương và được chẩn đoán sốc SXH nặng ngày 5, suy hô hấp tổn thương gan, rối loạn đông máu. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tuy nhiên em biểu hiện khó thở, bụng phình căng, xét nghiệm men gan tăng cao trên 1.000 đv/L (bình thường men gan AST, ALT < 40 đv/L) nên chuyển gấp lên BV Nhi Đồng TP.

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc BV Nhi Đồng TP – cho biết: “Tại BV Nhi đồng TP, các bác sĩ ghi nhận 2 trẻ đều biểu hiện sốc, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp 90/70mmHg, khó thở, tiêu phân đen, bụng phình căng; siêu âm bụng ngực cho thấy tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi lượng vừa; xét nghiệm máu cho thấy cả 2 trẻ đều có tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng. Theo đó các trẻ được truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, điều chỉnh rối loạn đông máu. Kết quả, sau hơn 1 tuần điều trị, đến nay tình trạng các trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, thở khí trời…”.

“Nếu phát hiện trẻ có một trong các dấu hiệu: sốt cao trên 2 ngày; quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… phụ huynh phải đưa con đến cơ sở y tế ngay để trẻ được điều trị kịp thời”, BS Tiến khuyến cao.

Kim tra công tác phòng chng dch

Trước diễn biến khó lường của bệnh TCM, SXH, Sở Y tế TP.HCM đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các quận, huyện.

Kiểm tra tại huyện Bình Chánh, đoàn ghi nhận từ đầu tháng 4 đến nay, bệnh có xu hướng gia tăng và đã ghi nhận 2 trường hợp SXH tử vong. Các xã ghi nhận nhiều ca mắc là Vĩnh Lộc B, Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai…

Đoàn công tác đã giám sát thực tế Trường Tiểu học Vĩnh Lộc B (xã Vĩnh Lộc B) và Trường Tiểu học Võ Văn Vân (xã Phạm Văn Hai). Tại đây, đoàn đã hướng dẫn các trường thực hiện tổng vệ sinh và truyền thông cho học sinh về phòng bệnh…

Tại Q.Bình Tân, đoàn kiểm tra của Sở Y tế ghi nhận, trong quý 1/2022, số ca bệnh giảm nhưng từ giữa tháng 4/2022 số ca bệnh đang có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Q.Bình Tân, trên địa bàn quận hiện có 1.372 điểm nguy cơ như: các khu đất trống, các công trình xây dựng, hệ thống cống rãnh tại hơn 100 trường học, các hộ chăn nuôi gà, bình bông tại khu vực nghĩa trang, bãi xe và các cơ sở bán sắt thép… Ngành y tế địa phương đã tiến hành xử lý và kiểm tra giám sát thường xuyên các điểm nguy cơ này.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã giám sát tại 2 điểm nguy cơ là Trường THPT Vĩnh Lộc và 1 công trình đang thi công trên địa bàn P.Bình Hưng Hoà B. Tại Trường THPT Vĩnh Lộc, đoàn kiểm tra đã khảo sát những khu vực nguy cơ xuất hiện lăng quăng và trao đổi với nhà trường nhằm tăng cường hơn công tác phòng dịch. Tại công trình đang thi công, đoàn ghi nhận nhiều khu vực còn đọng nước, tồn tại một số vật liệu xây dựng và rác thải rải rác. Qua đó, đoàn kiểm tra đã đề nghị chủ công trình khẩn trương phối hợp ngành y tế diệt lăng quăng và xử lý các khu vực đọng nước.

N.Chương – K.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)