Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh tiềm ẩn trong 5 thực phẩm thông dụng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Một số thực phẩm được chúng ta ăn hằng ngày lại nguy hiểm cho sức khỏe – không phải theo cách “ăn quá nhiều sẽ có hại”, mặc dù nếu ăn quá nhiều bạn sẽ bị bệnh hoặc thậm chí bị chết – mà là vì đa số chúng có chứa chất độc.

Các loại đỗ
Được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe, các loại đỗ được dùng làm sa lát, thổi xôi và nấu chè. Chúng cũng thường được ưa chuộng khi ăn kiêng, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, đạm, chất bột đường, folate, và sắt. Nhưng – như một phần của cơ chế bảo vệ tự nhiên – các loại đỗ cũng chứa một lượng lớn lectin – protein có vai trò như một loại thuốc trừ sâu bọ – ít nhất là ở thực vật. Đối với người, điều này có nghĩa là nếu ăn quá nhiều đỗ chúng ta có thể bị bệnh.
Ví dụ, đậu ván có chứa độc chất phytohaemagglutinin, có thể gây buồn nôn và nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy trong vòng 3 tiếng. Trong khi việc đun sôi các loại đỗ trong ít nhất 10 phút sẽ trung hòa độc tố, thì chế biến khi chưa sôi sẽ khiến chúng càng độc. Để an toàn, có lẽ tốt nhất nên ăn đỗ đóng hộp hơn là đỗ đóng gói.
Hạnh nhân
Thường được xem là loại hạt vỏ cứng, song hạnh nhân thực sự là hạt, và nhiều loại hạnh nhân sống thực ra lại không sống. Đó là vì hạnh nhân sống đắng có chứa cyanid – một chất độc nổi tiếng. Trên thực tế, cyanid đã từng được mô tả là có mùi “hạnh đắng”.
Việc nghiền, cắn, nhai hoặc tác động vào hạnh nhân theo bất cứ cách nào cũng sẽ hoạt hóa cyanid. Chỉ ăn 4 đến 5 hạt hạnh đắng cũng sẽ gây choáng váng, buồn nôn và đau bụng, theo một nghiên cứu năm 1982 trên một phụ nữ 67 tuổi. Do không biết tác dụng của hạnh đắng, bà đã ăn hơn 12 hạt và bị đau bụng dữ dội trong 15 phút và ngã quị trong nhà tắm. Mặc dù được cứu sống, nhưng đã có lúc bà tưởng như không qua khỏi.
Tuy hạnh đắng bị cấm bán ở Mỹ – thay vào đó là hạnh ngọt an toàn hơn – song nhiều nước khác không có quy định này. Có lẽ sẽ an toàn hơn nếu tránh ăn hạnh nhân ở nước ngoài.
 
Táo, anh đào, đào và mận
Cũng với lý do cyanid – có lẽ tốt nhất là tránh ăn hạt của các loại táo, anh đào, đào, mận và mơ. Giống như hạnh nhân, hột hay hạt của những quả này có chứa cyanid, và chất độc này sẽ bị hoạt hóa khi hạt bị nghiền, nhai hoặc tác động theo bất cứ cách nào.
Tuy nuốt nguyên một hạt có thể không gây phản ứng gì, song nuốt nhiều thì có. Có vẻ như việc ăn nguyên cả quả táo sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Đại hoàng
Đại hoàng là loại cây được dùng phổ biến làm bánh, mứt, và sa lát. Tuy nhiên, những lá xanh ở ngọn cây đại hoàng chứa đầy chất a xít oxalic và anthraquinone glycosides. Tuy không gây chết người, những chất này vẫn gây ra một số tác hại, như chóng mặt, rát miệng, đau dạ dày, trong những trường hợp nặng có thể gây sỏi thận, co giật và hôn mê.
Tuy việc tránh ăn phải lá rất dễ dàng – song cần để ý khi vứt bỏ chúng vì vật nuôi trong nhà có thể ăn phải và ngộ độc.
Khoai tây
Cũng giống như đại hoàng, khoai tây chiên là món khoái khẩu của nhiều người. Màu xanh trên củ khoai tây và mầm khoai tây có chứa solanin, một chất “kịch độc” với lượng nhỏ. Tuy khoai tây thông thường không có vấn đề gì, song cần bỏ đi những củ có lớp vỏ màu xanh hoặc bị thối. Ảnh hưởng của solanin gồm mê sảng, tiêu chảy, sốt và trong trường hợp nặng có thể gây ảo giác, tụt thân nhiệt, sốc và liệt.
Theo Dân trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)