Suốt nhiều thập kỷ nay, các chuyên gia y tế và sức khỏe toàn cầu luôn trăn trở trên hành trình tìm ra phương pháp đối phó với những “kẻ sát nhân hàng loạt” có khả năng lây lan lớn như virus HIV/AIDS, bệnh lao và các loại virus cúm. Tuy nhiên liệu chúng có thực sự là những tên sát nhân thời đại mới hay không?
Theo tổng thư kí Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon cho biết hiện Tổ chức y tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra nhiều loại bệnh đe dọa tính mạng nhân loại khác. Ông nói “Virus không còn là nguy cơ đe dọa lớn tới sức khỏe toàn nhân loại nữa. Tuần tới Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên về nguy cơ phát triển và tác hại của các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, ung thư hay tiểu đường”.
Các số liệu thống kê cho thấy 2/3 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (tương đương khoảng 36 triệu người) có liên quan đên các bệnh tim, phổi và ung thư. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, có tới 9 trong tổng số 10 người chết vì các căn bệnh mãn tính này. Nguyên nhân chính dẫn đến những con số khổng lồ ở trên bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh, ít tập thể dục, uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên.
Trên thực tế chưa có quốc gia nào nghiên cứu được các loại thuốc chữa ung thư hiệu quả. Theo tiến sĩ Sidney Smith, chủ tịch hiệp hội tim mạch thế giới cho biết “Hiện nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn và khủng hoảng khiến cho các nguồn kinh phí nghiên cứu bị cắt bớt, tuy nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ những hi vọng tìm kiếm các phương thức hiệu quả chữa trị bệnh ung thư”.
Đây là lần thứ 2 Ủy ban Liên hợp quốc giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trước đó vào năm 2001, Liên hợp quốc đã thành lập quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét với chi phí lên tới hàng tỉ đô la từ các chính phủ và quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation mang tên vợ chồng tỷ phú Microsoft- Bill Gates.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới vào năm 2008 có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh đột quỵ và tim mạch; 7,6 triệu ca tử vong vì ung thư và 1,3 triệu người chết vì tiểu đường. Tuy nhiên những người chết vì tiểu đường hầu hết đều mắc thêm các bệnh về tim mạch.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nghiên cứu Liên hợp quốc đã tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh nguy hiểm này như thuốc lá, rượu, ít tập thể dục, chế độ ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm môi trường. Bệnh ung thư thường phát triển theo tuổi tác như ung thư vú ở phụ nữ hay ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ung thư phổi phát triển phổ biến ở nam giới hơn do thói quen nghiện thuốc lá.
Theo các số liệu thống kê có tới 29% người Châu Âu nghiện thuốc lá. Ngoài ra, ở một số khu vực còn có nguy cơ nhiễm HPV- một loại virus lây lan qua đường tình dục và có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Tại Ấn Độ, có 21 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và đây là nước có số người mắc bệnh tiểu đường cao thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Nam giới Ấn Độ thường mắc ung thư phổi, trong khi đó phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung…
Trước tình hình này, ông John Seffrin- chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ tuyên bố “Đã đến lúc Tổ chức Liên hợp quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung bắt tay vào công cuộc nghiên cứu và ngăn chặn nguy cơ giết người hàng loạt của các căn bệnh “thế kỷ” mới như bệnh tim, phổi và ung thư…”
Theo tổng thư kí Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon cho biết hiện Tổ chức y tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra nhiều loại bệnh đe dọa tính mạng nhân loại khác. Ông nói “Virus không còn là nguy cơ đe dọa lớn tới sức khỏe toàn nhân loại nữa. Tuần tới Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên về nguy cơ phát triển và tác hại của các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, ung thư hay tiểu đường”.
Các số liệu thống kê cho thấy 2/3 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (tương đương khoảng 36 triệu người) có liên quan đên các bệnh tim, phổi và ung thư. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, có tới 9 trong tổng số 10 người chết vì các căn bệnh mãn tính này. Nguyên nhân chính dẫn đến những con số khổng lồ ở trên bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh, ít tập thể dục, uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên.
Trên thực tế chưa có quốc gia nào nghiên cứu được các loại thuốc chữa ung thư hiệu quả. Theo tiến sĩ Sidney Smith, chủ tịch hiệp hội tim mạch thế giới cho biết “Hiện nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn và khủng hoảng khiến cho các nguồn kinh phí nghiên cứu bị cắt bớt, tuy nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ những hi vọng tìm kiếm các phương thức hiệu quả chữa trị bệnh ung thư”.
Đây là lần thứ 2 Ủy ban Liên hợp quốc giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trước đó vào năm 2001, Liên hợp quốc đã thành lập quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét với chi phí lên tới hàng tỉ đô la từ các chính phủ và quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation mang tên vợ chồng tỷ phú Microsoft- Bill Gates.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới vào năm 2008 có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh đột quỵ và tim mạch; 7,6 triệu ca tử vong vì ung thư và 1,3 triệu người chết vì tiểu đường. Tuy nhiên những người chết vì tiểu đường hầu hết đều mắc thêm các bệnh về tim mạch.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nghiên cứu Liên hợp quốc đã tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh nguy hiểm này như thuốc lá, rượu, ít tập thể dục, chế độ ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm môi trường. Bệnh ung thư thường phát triển theo tuổi tác như ung thư vú ở phụ nữ hay ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ung thư phổi phát triển phổ biến ở nam giới hơn do thói quen nghiện thuốc lá.
Theo các số liệu thống kê có tới 29% người Châu Âu nghiện thuốc lá. Ngoài ra, ở một số khu vực còn có nguy cơ nhiễm HPV- một loại virus lây lan qua đường tình dục và có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Tại Ấn Độ, có 21 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và đây là nước có số người mắc bệnh tiểu đường cao thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Nam giới Ấn Độ thường mắc ung thư phổi, trong khi đó phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung…
Trước tình hình này, ông John Seffrin- chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ tuyên bố “Đã đến lúc Tổ chức Liên hợp quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung bắt tay vào công cuộc nghiên cứu và ngăn chặn nguy cơ giết người hàng loạt của các căn bệnh “thế kỷ” mới như bệnh tim, phổi và ung thư…”
Hường Trịnh/VnMedia
(theo yourlife)
Bình luận (0)