Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh trở nặng do chủ quan

Tạp Chí Giáo Dục

Dù là chn thương ph biến nhưng chn thương khp vai thưng b nhm ln vi các cơn đau căng cơ do hot đng sai tư thế. Vì vy, ngưi bnh có khuynh hưng b qua cơn đau này. Trong giai đon mun, vic điu tr tr nên khó khăn hơn do gân cơ b thoái biến.

Bác sĩ Nguyn Phúc Thnh đang khám và điu tr cho mt bnh nhân b đau khp vai. Ảnh: BVCC

Không đưc ch quan

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược (BV ĐHYD) TP.HCM, thời gian gần đây đội ngũ y bác sĩ tại đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân trong tình trạng đau khớp vai, phần lớn những bệnh nhân này đều đã ngoài trung niên với những triệu chứng đau khớp vai đã trở nặng, gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị và phục hồi.

Điển hình là trường hợp của bệnh nhân N.T.C. (73 tuổi, ngụ tại Cam Ranh, Khánh Hòa). Theo bệnh sử, khoảng hai năm trước, bệnh nhân C. bị cánh cửa xe ô tô đập vào vai phải. Ngay sau đó, người bệnh có đến trạm y tế địa phương để sơ cứu. Do không bị xây xát bên ngoài ông C. nghĩ mình chỉ bị một chấn thương nhẹ. Nhưng sau đó, khớp vai của ông cứ đau âm ỉ, cường độ đau nhiều hơn về đêm, đặc biệt là khi vận động. Theo thời gian, cánh tay trở nên yếu dần, bệnh nhân không thể tự mình sinh hoạt được như mặc áo hay chải tóc. Lúc này, ông C. được người nhà đưa đến khám tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, BV ĐHYD TP.HCM, được phát hiện rách lớn gân cơ chóp xoay vai. Kết quả chụp MRI cho thấy phần gân rách bị thoái hóa và tụt sâu vào bên trong điểm bám gân. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi khâu lại gân chóp xoay vai bằng kỹ thuật tịnh tiến điểm bám gân vào trong cho người bệnh. Sau bốn tháng tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ mức độ đau vai, tình trạng đau đã giảm dần. Hiện tại, bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm vườn và chăn nuôi như trước khi bị chấn thương.

Cũng tại đây, một trường hợp khác là bệnh nhân T.T.H. (SN 1961, làm nghề thợ sắt, hằng ngày phải mang vác dụng cụ kim loại có trọng lượng nặng). Một năm trước, phần vai của bệnh nhân H. đột nhiên bị đau, triệu chứng đau tăng dần khi vận động, mặc dù không bị té đập vai hay bị bất kì một chấn thương nào. Cách đây một tháng, dù cường độ công việc không thay đổi nhưng cơn đau trở nên âm ỉ hơn, các vận động tay của người bệnh bị hạn chế rõ rệt. Khi đến khám tại Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD, bệnh nhân được chẩn đoán là gân cơ chóp xoay bị rách, thoái hóa và tụt sâu vào bên trong. Các bác sĩ tiến hành khâu gân qua nội soi với cùng kỹ thuật. Sau mổ, tình trạng đau vai đã giảm hẳn, hiện bệnh nhân đã có thể sinh hoạt lại bình thường.

Không nên b qua nhng cơn đau nh

Theo các chuyên gia y tế, đau khớp vai thường có những triệu chứng đặc trưng như đau vai kéo dài, yếu cơ, sưng, lỏng khớp vai hoặc cứng khớp giới hạn tầm vận động. Đặc biệt, đối với các trường hợp rách gân cơ chóp xoay nhưng không được điều trị kịp thời, gân cơ bị tụt vào trong và thoái hóa mỡ, không khâu được gân cơ về vị trí giải phẫu bình thường, lúc này người bệnh cần phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn để thay khớp vai. Để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng dẫn đến phẫu thuật lớn như trường hợp của bệnh nhân C. và bệnh nhân H. các bác sĩ khuyến cáo thêm, người bệnh không nên lơ là các triệu chứng đau nhói ở vai. Đau là triệu chứng sớm khi chấn thương. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi sau tư thế gây đau vai. Đặc biệt sau chấn thương vai, người bệnh cần đến bệnh viện khám sớm nếu cơn đau âm ỉ kéo dài, giúp cho quá trình điều trị và phục hồi trở nên dễ dàng hơn. Để hạn chế chấn thương ở vai chúng ta cần khởi động trước khi vận động mạnh.

Nhm cung cp cho cng đng kiến thc y khoa và cp nht nhng phương pháp mi trong điu tr chn thương khp vai, BV ĐHYD TP.HCM t chc “Chương trình tư vn và khám bnh min phí chn thương khp vai”. Đi tưng là nhng ngưi quan tâm đến các bnh lý chn thương khp vai, ngưi đang b chn thương khp vai hoc có các biu hin cơn đau vai kéo dài, cng khp, gii hn tm vn đng vai, yếu vai. Thi gian tư vn t 8 gi đến 11 gi, ch nht, ngày 16-9-2018, ti Ging đưng 3A, lu 3, khu A, BV ĐHYD TP.HCM (215 Hng Bàng, phưng 11, qun 5, TP.HCM).

ThS.BS Nguyễn Phúc Thịnh – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TP.HCM cho biết: Trung bình có 10% người bệnh đến khám tại khoa gặp các vấn đề về hệ thống gân cơ, xương khớp vùng vai. Hiện tại, khoa đã phát triển các kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn như nội soi khâu gân cơ chóp xoay điều trị rách gân cơ chóp xoay, nội soi khâu sụn viền điều trị trật khớp vai tái hồi và phương pháp nội soi tái tạo dây chằng quạ đòn trong bệnh lý chấn thương trật khớp cùng đòn. Tùy thuộc vào từng loại chấn thương khớp vai mà có những phương pháp điều trị tương ứng như dùng thuốc uống, tiêm thuốc vào khoang khớp kết hợp tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Trong tương lai khoa sẽ từng bước triển khai kỹ thuật thay khớp vai để điều trị những bệnh lý phức tạp hơn, thích hợp cho các trường hợp nặng mà nội soi còn giới hạn với các ca bệnh khó, chẩn đoán muộn, không phục hồi cấu trúc giải phẫu khớp được.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)