Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh truyền nhiễm ngày càng diễn biến phức tạp

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là khng đnh ca các chuyên gia dch t. Theo đó các bnh truyn nhim không ch tăng trên thế gii mà c Vit Nam. T đu năm đến nay, nưc ta đã ghi nhn nhiu ca bnh truyn nhim, thm chí có nhiu dch bnh đưc d báo s bùng phát mnh trong năm 2024 này…


Bác sĩ thăm khám cho mt bnh nhi mc tay chân ming

Dch bnh có vc-xin bùng phát tr li

Tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh” do Bộ Y tế tổ chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong những năm qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em, một số bệnh có vắc-xin phòng bệnh có xu hướng gia tăng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Cụ thể, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh sởi năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022; tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023. Năm 2022 toàn cầu ghi nhận hơn 62.000 ca mắc ho gà, tăng 111,5% so với năm 2021. Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều quốc gia như Hà Lan, Anh, Philippines… đã ghi nhận tình trạng gia tăng các ca mắc ho gà. Bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh ở châu Mỹ, Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch SXH nghiêm trọng ở Trung và Nam Mỹ khi số ca bệnh khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta một số bệnh có vắc-xin ghi nhận rải rác các trường hợp mắc. Cụ thể, bệnh sởi ghi nhận tại Hà Tĩnh, Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Thanh Hóa, Hà Nội; bệnh ho gà ghi nhận tại Nghệ An, Hà Nội, TP.HCM… Đồng thời một số bệnh lưu hành vẫn ghi nhận số mắc ở mức cao như bệnh tay chân miệng (TCM) tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, bệnh SXH hàng năm vẫn ghi nhận số mắc cao. Nguy hiểm hơn, nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tỉnh Khánh Hòa và trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2) tại tỉnh Tiền Giang.

“Thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao”, bà Lan cảnh báo.

Đối với các dịch bệnh đã có vắc-xin dự phòng, TS. Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – thông tin, từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận hơn 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các ca mắc ghi nhận trong năm có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

“Tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm trong giai đoạn dịch Covid-19, trong khi sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng. Trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch, nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua…”, ông Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Đức, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 118 ca mắc ho gà, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023. Riêng tại Hà Nội trong số 48 ca mắc, chủ yếu dưới 3 tháng tuổi (38/48 trường hợp, chiếm 79%), có 47/48 trường hợp chưa tiêm/chưa đến lịch tiêm vắc-xin có thành phần ho gà (trong đó 27 trường hợp dưới 2 tháng tuổi, chưa đến lịch tiêm chủng); chỉ có 1/48 trường hợp được tiêm 2 mũi vắc-xin có thành phần ho gà. Từ đầu năm đến nay, cả nước cũng ghi nhận hơn 4.400 ca thủy đậu; 3 ca bạch hầu.

Tay chân ming, st xut huyết đang “nóng”

Đối với 2 bệnh truyền nhiễm chưa có vắc-xin là SXH và TCM, theo ông Đức, từ đầu năm đến giữa tháng 4, cả nước đã ghi nhận 10.196 trường hợp mắc TCM, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam có trên 7.500 ca – chiếm 74,1% tổng số ca mắc của cả nước, miền Bắc có trên 1.300 ca mắc, miền Trung có khoảng 1.000 ca mắc, khu vực Tây Nguyên ghi nhận ít nhất – khoảng 200 ca mắc. Đến thời điểm này chưa ghi nhận ca tử vong do TCM. Số ca mắc TCM ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, có đến trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.

“TCM là bệnh đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, trong khi bệnh này lây chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhưng công tác phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là nhóm trẻ gia đình, nhóm trẻ tư thục… chưa hiệu quả”, ông Đức tâm tư.

Về bệnh SXH, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.542 trường hợp mắc, trong đó miền Nam có trên 8.100 ca (chiếm 56,1%); khu vực miền Trung có trên 4.700 ca (chiếm 32,9%); các tỉnh miền Bắc ghi nhận trên 800 ca (chiếm 6%); các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận trên 700 ca (chiếm 5%). Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue, tuy vậy trong năm 2023 tuýp D2 chiếm 88,7%; năm 2024 tuýp D2 chiếm 70,7%.

Tại TP.HCM, chỉ riêng tuần 15 đã ghi nhận 287 trường hợp mắc TCM, tăng 87% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca TCM tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 15 là 2.289 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, quận 6, quận 8.

Cũng trong tuần 15, TP ghi nhận 136 trường hợp mắc SXH, tăng 7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca SXH tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 15 là 2.585 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP.Thủ Đức.

Ngc Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)