Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh truyền nhiễm ngày càng diễn biến phức tạp (tiếp theo và hết)

Tạp Chí Giáo Dục

“Dch bnh năm 2024 s phc tp hơn so vi năm 2023 nếu như chúng ta không ch đng phòng, chng dch. Vì vy cn ch đng trong c ngun lc và giám sát, d phòng đ d báo sm tình hình dch, nhn đnh đúng tình hình dch và trin khai đưc các bin pháp phòng, chng dch…”, bà Nguyn Th Liên Hương – Th trưng B Y tế – nhn mnh.


Tiêm chng là bin pháp tt nht đ to lá chn min dch giúp phòng bnh cho tr

Đy mnh tiêm bù, tiêm vét, tiêm đy đ

Theo TS. Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng, chống các bệnh có vắc-xin dự phòng cần tăng cường triển khai tiêm chủng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh có vắc-xin nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm như sởi, ho gà, bạch hầu. Các địa phương cần xác định điểm có ổ dịch nhỏ hoặc khu vực có nhiều ca mắc rải rác trên cơ sở đó đánh giá tỷ lệ tiêm chủng qua phần mềm báo cáo tiêm chủng và điều tra dịch tễ tiêm chủng nhằm tập trung đẩy mạnh tiêm bù, tiêm vét, tiêm đầy đủ.

Đối với bệnh thủy đậu, ông Đức lưu ý cần tăng cường truyền thông để người dân hiểu đây là dịch bệnh có vắc-xin và khuyến khích phụ huynh đưa con đi tiêm chủng dịch vụ. Trong trường hợp địa phương có nhiều ca mắc, trung tâm kiểm soát dịch bệnh cần đánh giá dịch tễ học và địa phương chủ động vấn đề vắc-xin tiêm cho trẻ. Việc phòng chống dịch bệnh thủy đậu cần được tiến hành giống các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục.

Bà Hương cho biết thêm: “Các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta đã đảm bảo được nhưng những bệnh có vắc-xin lại xuất hiện với đối tượng chưa đến tuổi tiêm vắc-xin. May mắn là chưa bùng phát mạnh. Còn với các bệnh chưa có vắc-xin như tay chân miệng đã tăng ngay từ đầu năm, trong khi định kỳ hàng năm là khoảng tháng 7 đến tháng 11. Với sốt xuất huyết, mặc dù tỷ lệ chung có giảm nhưng ở miền Bắc thì tăng trên 40%. Cúm gia cầm lây sang người nhiều năm chưa có thì nay lại xuất hiện. Cúm AH9 lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Một số bệnh lây truyền qua biên giới như bệnh than ở Lào cũng có nguy cơ rất cao”.

Về vấn đề vắc-xin, giữa tháng 4 vừa qua, ngay sau khi tiếp nhận và có kết quả kiểm định chất lượng vắc-xin 5 trong 1, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ 500 ngàn liều vắc-xin này tới các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur khu vực trên cả nước để phân bổ theo nhu cầu của mỗi địa phương trong khu vực phụ trách.

Trong đó, TP.HCM đã nhận 13.000 liều vắc-xin 5 trong 1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đã phân bổ số vắc-xin này về 22 trung tâm y tế quận huyện, TP.Thủ Đức để triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Vắc-xin 5 trong 1 phối hợp dự phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển, thậm chí là tử vong.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vắc-xin 5 trong 1 cần được tiêm phòng 3 liều cơ bản cho trẻ em đủ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Nếu bỏ qua các thời điểm trên, trẻ nên được đưa đến điểm tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Toàn quc có hơn 14.000 đim tiêm chng

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 500 ngàn liều vắc-xin 5 trong 1 này đủ để tiêm cho trẻ trên cả nước trong 2 tháng tới. Đây là số vắc-xin nằm trong 2,8 triệu liều vắc-xin 5 trong 1 mà Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện thủ tục mua sắm thông qua đấu thầu trong quý I/2024. Bộ Y tế sẽ liên tục cung ứng loại vắc-xin này trong các đợt tiếp theo để các địa phương duy trì ổn định nguồn cung vắc-xin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm nay.

Thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trên toàn quốc hiện đang tổ chức hơn 14.000 điểm tiêm chủng (gồm các điểm tiêm tại trạm y tế và điểm tiêm chủng ngoài trạm). Những nơi có điểm tiêm chủng ngoài trạm cao tập trung tại các khu vực miền núi khó khăn, khó tiếp cận được với cộng động…

Để bảo đảm cung ứng đủ vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngay từ đầu năm nay, Bộ Y tế đã đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024 và triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; tăng cường tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là đối tượng tiêm chủng của năm 2023 chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

“Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để tạo lá chắn miễn dịch giúp phòng bệnh cho trẻ. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm và đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để được khám và tư vấn tiêm chủng, đảm bảo quyền lợi của trẻ”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo.

Không ch quan trong phòng, chng dch

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, tình hình dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhiều dịch bệnh mới nổi, tái nổi sau khi dịch bệnh Covid-19 được đẩy lùi. Vì vậy, cần thống nhất trong nhận thức là không chủ quan, cần chủ động và tích cực trong công tác phòng, chống dịch.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai rất quyết liệt bằng mọi biện pháp để phòng, chống dịch. Bên cạnh đó vẫn còn một số lãnh đạo địa phương chưa quyết liệt và sở y tế chậm tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh dẫn đến tình hình dịch bệnh chưa được giải quyết triệt để… Vì vậy các địa phương cần xem lại tính chủ động và chủ trương bốn tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch nếu không thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

“Các tỉnh, thành cần căn cứ vào những tồn tại, nguyên nhân để đưa ra các giải pháp thực sự đúng đắn trong công tác phòng, chống dịch”, bà Hương nhấn mạnh.

Ngc Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)