Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh viện quá tải vì bệnh hô hấp

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian gn đây, bnh nhân nhp vin vì bnh đưng hô hp tăng đt biến đã khiến Khoa Ni hô hp – Min dch d ng, Bnh vin (BV) Đà Nng rơi vào tình trng quá ti. Nhiu bnh nhân đưc b trí nm ngay hành lang phòng bnh…


Bnh nhân mc các bnh v hô hp tăng đt biến khiến Bnh vin Đà Nng quá ti

Bnh nhân tăng gp 2-4 ln

Từ đầu tháng 11 trở lại đây, trung bình mỗi ngày Khoa Nội hô hấp – Miễn dịch dị ứng, BV Đà Nẵng tiếp nhận từ 30-40 bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp. Trước đó, mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận từ 10-15 bệnh nhân/ngày. Số bệnh nhân điều trị nội trú tăng gấp 2-4 lần khiến khoa quá tải trầm trọng.

Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân nặng phải thở máy khá cao. Phòng bệnh nặng có diện tích khoảng 50m2 nhưng có tới 15 bệnh nhân nằm điều trị. Các bệnh nhân này chủ yếu mắc chứng bệnh viêm phổi, viêm phế quản nặng, hen suyễn.

Bệnh nhân nhập viện không chỉ riêng người dân trên địa bàn TP.Đà Nẵng mà có nhiều bệnh nhân đến từ các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nhiều bệnh nhân điều trị hơn 1 tuần đến 10 ngày vẫn chưa xuất viện.

Bà N.T.N. (56 tuổi, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết: “Con gái tôi bị bệnh hô hấp đã 1 tuần nay nhưng chưa xuất viện được. Ở đây, ngày nào bệnh nhân cũng đông. Thông thường, khi ít bệnh, người thân chăm sóc có thể trải chiếu xuống nền nhà ngủ qua đêm nhưng nay do quá đông, giường bệnh được bố trí cả ngoài hành lang nên việc tìm được một chỗ ngả lưng rất khó và bất tiện cho người khác. Nhiều đêm chỉ biết ngồi ghé vào chân giường bệnh của con nhắm mắt cho đỡ mỏi”.

Bà T.N.T. (50 tuổi) đến chăm mẹ hơn 1 tuần nay chia sẻ: “Người mắc bệnh hen suyễn việc phục vụ rất khó khăn. Không gian có đông người thì càng vất vả. Mỗi ngày, tôi chỉ tranh thủ chợp mắt được vài tiếng, còn lại thức trắng để hỗ trợ mẹ trong sinh hoạt. Bản thân mình khỏe mạnh nhưng thấy đông người cũng có cảm giác rất mệt”.

Để bệnh nhân không phải nằm ghép, BV đã bố trí giường dọc hành lang và khu tiền sảnh trước cửa thang máy cho bệnh nhân nằm điều trị. Ngoài ra, BV cũng có kế hoạch chuyển một số bệnh nhân sang cơ sở 2 của Khoa Nội hô hấp tại Trung tâm tim mạch để tiếp tục chăm sóc, điều trị.

Gi m cơ th khi tri chuyn lnh

Theo ThS.BS Hoàng Thị Tâm – Phó Trưởng khoa Nội hô hấp – Miễn dịch dị ứng, BV Đà Nẵng, nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp tăng cao là do thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi là cơ hội cho các virus, vi khuẩn phát triển nhiều trong môi trường. Vì vậy, các đối tượng nguy cơ cao như người già, trẻ em hay phụ nữ mang thai rất dễ bị cảm, viêm hô hấp trên, viêm phế quản, thậm chí viêm phổi diễn biến nặng lên.

TP.HCM – Tr mc bnh hô hp tăng nhưng chưa ghi nh dch trong trưng hc

Tại TP.HCM, trước hiện tượng tăng số ca viêm hô hấp cấp tính ở trẻ em trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP đã tổ chức cuộc họp chuyên gia giữa 3 BV nhi, BV Bệnh Nhiệt đới, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để đánh giá nguyên nhân. Theo đó, bước đầu nhận định, virus vẫn là nguyên nhân chính gây nên bệnh cảnh viêm hô hấp cấp tính, cùng với thời tiết chuyển mùa đã dẫn đến hiện tượng này.

Kết quả xét nghiệm từ OUCRU cho thấy, hiện tại không ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường. Các tác nhân được tìm thấy qua xét nghiệm bao gồm virus cúm mùa, RSV, Enterovirus, các vi khuẩn H. Influenza, Strep. pneumonia và Mycoplasma pneumonia. Đây đều là các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp trong nhiều năm qua tại TP.

Các chuyên gia về bệnh hô hấp trẻ em nhận định, các virus này là những tác nhân phổ biến gây bệnh viêm hô hấp, đã được ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới. Phần lớn ca bệnh đều nhẹ, có thể điều trị ngoại trú; các bệnh cảnh viêm phổi thường gặp trên người bệnh có ít nhất 1 bệnh lý nền như tim bẩm sinh, bại não, xuất huyết não, teo đường mật, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, lupus đỏ hệ thống, suy dinh dưỡng…

Viêm hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em, diễn tiến theo mùa ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, thường tăng cao vào tháng 10, 11 và 12 hàng năm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, mặc dù số ca đến khám tại các cơ sở y tế có gia tăng trong những tháng cuối năm 2023, nhưng hệ thống giám sát chưa ghi nhận các ổ dịch viêm hô hấp tại trường học. 

Như vậy có thể kết luận, hiện tượng tăng số ca bệnh viêm hô hấp trong những tháng gần đây tại các BV nhi của TP.HCM là hiện tượng tăng theo chu kỳ hàng năm của các bệnh thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh không có gì thay đổi, chủ yếu vẫn là các loại virus thường gặp, trong đó virus cúm – là một loại virus đã có vắc-xin dự phòng. Đa số các bệnh viêm hô hấp do virus chỉ cần điều trị triệu chứng và tự khỏi; những trường hợp viêm phổi hoặc có bệnh lý nền cần được nhập viện chẩn đoán, điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn các biến chứng nặng và hạn chế tử vong.

K.Anh

Theo đó, BS Tâm khuyến cáo, với những bệnh nhân có nguy cơ cao cần chú ý giữ ấm cơ thể, nên khởi động nhẹ nhàng làm ấm cơ thể trước khi ra khỏi nhà vào buổi sáng và tối. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, uống nước ấm để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi xuất hiện các triệu chứng cảm, sốt, ho, đau họng… người bệnh cần tránh tiếp xúc nơi đông người và đeo khẩu trang y tế. Trường hợp sốt 3 ngày không có dấu hiệu cải thiện, hoặc có triệu chứng nặng lên thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Riêng các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi nên tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm cũng như chuẩn bị đầy đủ thuốc cấp cứu (thuốc cắt cơn hen) cần thiết để có thể sử dụng ngay khi cần.

Đối với trẻ em nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh hô hấp, phụ huynh chú ý mặc ấm cho con, cho uống nước hoa quả để tăng sức đề kháng. Các trường học cũng cần chú trọng việc nhắc nhở học sinh vui chơi tránh những nơi mưa, lạnh, gió lùa. Đảm bảo vệ sinh trường học như phòng học, nhà đa năng, nhà vệ sinh sạch sẽ.

Vĩnh Yên

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)