Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bệnh viện thông minh cho người dân thành phố

Tạp Chí Giáo Dục

Chưa bao gi ngành y tế trên cc nói chung, đc bit là ti TP.HCM nói riêng có nhng đi mi mnh m như hin nay, hàng trăm sn phm công ngh sáng to đã đưc ng dng vào các quy trình khám, cha bnh, vi mc tiêu ly ngưi bnh làm trung tâm, ngày càng hưng đến hài lòng ngưi bnh. Đây đưc coi là cuc “chuyn mình” mnh m, th hin quyết tâm đi mi ca toàn ngành.

Phó Ch tch Thưng trc UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm trao gii thưng cho nhng sn phm đt gii y tế thông minh

Cô Tm robot

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia y tế đối với những đổi mới sáng tạo của Bệnh viện (BV) Quân dân y Miền Đông. Từ một BV cũ kỹ, trang thiết bị lạc hậu ít người “nhớ mặt biết tên”, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, BV Quân dân y Miền Đông trở thành điểm sáng của ngành y tế TP.HCM trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ người bệnh, tự tin trên hành trình hướng đến y tế thông minh. Sự chuyển mình này đã mang đậm dấu ấn của những chiến sĩ quân y trong thời bình.

Thời gian gần đây, tại sảnh tiếp đón của BV xuất hiện một robot Tấm mang hình dáng giống một nữ y tá với chiếc khăn rằn Nam bộ đặc trưng quấn quanh hông. Người bệnh đến đây khám, chữa bệnh thường gọi robot này với cái tên thân mật là “cô Tấm”. Robot Tấm có khả năng di chuyển tự động, nhận dạng khuôn mặt, ghi nhớ tên người bệnh. Đặc biệt, cô Tấm còn biết nói tiếng người, giúp quá trình tiếp nhận và hướng dẫn đường đi cho bệnh nhân thuận tiện và thân thiện hơn. Không chỉ vậy, “cô Tấm” còn có thể trò chuyện với người bệnh về các vấn đề y khoa, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc người bệnh, cách phòng tránh bệnh tật… Đại tá Trương Hoàng Việt – Giám đốc BV Quân dân y Miền Đông – tự hào chia sẻ, robot Tấm là sản phẩm ứng dụng công nghệ thông minh được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ vạn vật kết nối (IoT) với khả năng nhận dạng người, vật cản, xử lý và phân tích ngôn ngữ giao tiếp. Trên thân robot được thiết kế bảng điện tử, có thể giúp người bệnh tra cứu danh mục viện phí và cho phép đặt lịch hẹn khám bệnh theo các chuyên khoa. Ngoài ra, điểm đặc biệt của robot Tấm mà các nhân viên y tế khó lòng thực hiện là nhận dạng hành động thiếu ý thức và phát loa nhắc nhở như hút thuốc, xả rác… và được người bệnh hưởng ứng, không cự cãi.

Sn phm robot Tm là mt trong 18 sn phm đc đáo thuc “Vưn ươm sáng to” đang đưng dng ti BV Dân quân y Min Đông

Đại tá Việt chia sẻ thêm, nhận định rằng công nghệ 4.0 đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, từ năm 2016 đến nay BV đã ứng dụng CNTT vào cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Gọi là “vườn ươm sáng tạo”, ngoài robot Tấm, 17 sản phẩm ứng dụng CNTT được đưa vào hoạt động như: Ki-ốt đăng ký khám, chữa bệnh thông minh; Hệ thống kiểm soát ra vào phòng  bệnh; Cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật; Tủ lưu trữ hồ sơ thông minh; Hệ thống gọi số thứ tự cầm tay không dây; Robot lau nhà vệ sinh; Hệ thống quan trắc nhà vệ sinh; Máy in 3D – chủ động sáng tạo, sáng chế các vật phẩm với chi phí thấp; Phần mềm quản lý khám sức khỏe định kỳ; Ứng dụng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt… Mục tiêu của BV là cải tiến toàn bộ quy trình khám, chữa bệnh trên nền tảng BV thông minh, hướng tới hài lòng người bệnh ở mức cao nhất. Từ một BV có cơ sở vật chất cũ kỹ, xuống cấp, nhân lực mỏng, chất lượng khám chữa bệnh bị hạn chế do đó, số lượng bệnh nhân tin tưởng, tìm đến BV khám chữa bệnh rất ít, thì đến nay BV đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ, được người bệnh tin tưởng tìm đến. Trước đây, mỗi ngày BV tiếp nhận từ 700-800 lượt khám chữa bệnh thì hiện nay đã tăng lên 1.500-1.600, cao điểm lên tới 1.800 lượt. Không chỉ nâng cao hài lòng người bệnh rõ rệt, sau khi ứng dụng CNTT công tác quản lý BV cũng nhờ thế mà nhẹ nhàng hơn.

Ngày càng hài lòng ngưi bnh

Khảo sát tại BV Quân dân y Miền Đông, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã rất bất ngờ với các sản phẩm phục vụ người bệnh mang hàm lượng công nghệ cao. Ông càng bất ngờ hơn khi biết rằng tất cả các sản phẩm này đều do chính các chuyên gia CNTT và chuyên gia tự động hóa của BV tự nghiên cứu và sản xuất, phục vụ người bệnh. Theo ông Thượng, y tế là một ngành khoa học rất đặc thù, nhưng mô hình “vườn ươm sáng tạo” dành riêng cho ngành, đặc biệt là trong môi trường một BV thì gần như chưa có tiền lệ. Với các mô hình và sản phẩm được tạo ra xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của chính BV, mô hình này tại BV Quân dân y Miền Đông thật sự xứng đáng được gọi là “vườn ươm sáng tạo độc đáo trong môi trường BV”.

Không chỉ tại BV Quân dân y Miền Đông, tại TP.HCM các BV cũng đang có những đổi mới mạnh mẽ để phù hợp với thời cuộc, hướng đến xây dựng một ngành y tế thông minh. Điển hình như BV Chợ Rẫy với ứng dụng “Hệ thống cảnh báo nguy cơ dinh dưỡng để can thiệp sớm”. Theo đó trong bối cảnh quá tải, hệ thống sẽ hỗ trợ nhân viên y tế nhận diện sớm những trường hợp có nguy cơ suy dinh dưỡng để can thiệp sớm, hỗ trợ điều trị cho người bệnh tốt nhất, giảm thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị. Ở thế mạnh điều trị các bệnh lý ung thư, BV Ung bướu TP.HCM đã đưa vào sử dụng sản phẩm “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tiếp cận y học cá thể để điều trị bệnh ung thư”. Theo đó, sản phẩm áp dụng y học cá thể: tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm, chức năng cơ quan, kết quả mô bệnh học, sinh học phân tử, di truyền học, tính sẵn có của thuốc đối với từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng cá thể.

BV Nhân dân Gia Định với sản phẩm Hệ thống phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh trật tự trong BV. Đây là một hệ thống phản ứng nhằm phòng ngừa, xử lý, khắc phục các tình huống khẩn cấp về an ninh trật tự xảy ra trong BV bao gồm các hành động gây rối trật tự công cộng, hành động bạo lực, hành động trộm cắp, tấn công có hoặc không có hung khí vũ khí đe dọa đến tính mạng và tài sản của cá nhân tập thể. Không chỉ ở các BV tuyến trên, tại các BV tuyến quận, huyện cũng đã bắt đầu có những đổi mới ngày càng hiện đại, đa dạng hơn. Có thể kể đến BV Quận Thủ Đức với mô hình “BV số”. Với mục tiêu là mang đến sự hài lòng cho người bệnh, và sự hài lòng của nhân viên y tế, phục vụ công tác quản lý tốt hơn, mỗi nhân viên đều được cấp tên đăng nhập, mọi hoạt động đều được thực hiện trên CNTT…

Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các BV, cơ sở y tế trên địa bàn TP trong quá trình xây dựng ngành y tế thông minh, ông Thượng chia sẻ, trong thời gian qua ngành y tế TP đã triển khai nhiều sản phẩm ứng dụng thông minh. Những ứng dụng đó đã bước đầu mang lại nhiều hiệu quả đem đến sự hài lòng của người bệnh, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới của ngành y tế nói chung, các BV nói riêng. Để hướng đến một nền y tế thông minh toàn diện, theo lộ trình, trong thời gian tới ngành y tế TP hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe người dân bằng hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) tại các trạm y tế xã, phường và trung tâm y tế quận, huyện. Song song đó, các BV và các cơ sở khám chữa bệnh quản lý người bệnh bằng bệnh án điện tử. Trung tâm Cấp cứu 115 TP điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) ứng dụng CNTT giúp phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm… Riêng Sở Y tế TP.CHM chịu trách nhiệm xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế, xây dựng các ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế (nhân sự, dự báo, giám sát, điều phối, can thiệp).

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Bình luận (0)