Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

“Bệnh viện trên mây” của một nhà giáo nhân dân

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc cnh bnh nhân b trì hoãn điu tr Covid-19, tăng nguy cơ t vong do giãn cách, cơ s y tế quá ti… nhà giáo H Thanh Phong và nhóm cng s đã thành lp mô hình khám cha bnh t xa thông qua công ngh đin toán đám mây.


NGND.PGS.TS H Thanh Phong chia s v mô hình khám cha bnh t xa

Về hưu nhưng NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) vẫn miệt mài với giảng đường và công tác thiện nguyện.

Thy bà con khó, không th ngi yên

Từ những câu chuyện nghe được và chứng kiến cảnh bà con khó khăn, mất việc làm lại không may mắc Covid-19, thầy Hồ Thanh Phong không thể ngồi yên được. Ông dùng tiền lương hưu của mình, vận động thêm bạn bè, đồng nghiệp và học trò đóng góp để mua gạo cho bà con.

“Biết tôi làm từ thiện, các cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa, là học trò của tôi cũng hưởng ứng, làm ra máy ATM băng chuyền gạo. Tính đến cuối tháng 6-2021, chúng tôi đã có hơn 100 tấn gạo trực tiếp chia sẻ đến bà con, đến các bếp ăn từ thiện.Những ngày TP ở đỉnh dịch, đến các khu phong tỏa tặng gạo, bản thân tôi cũng lo lắm vì có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, thế nhưng trong hoàn cảnh này, không giúp bà con là thấy mình có lỗi. Thế là đi, bất kể ngày đêm”, thầy Phong chia sẻ như vậy khi mở đầu câu chuyện.

Không chỉ phát gạo, nhóm còn kêu gọi góp kinh phí mua đồ bảo hộ, khẩu trang, máy đo SPO2, máy thở… tặng cho đội ngũ y tế, tình nguyện viên ở các bệnh viện dã chiến, khu cách ly… “Lúc bấy giờ TP đang tập trung mọi nguồn lực để ứng phó với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Các cơ sở y tế thiếu thốn đủ thứ, từ trang thiết bị vật tư y tế đến con người. Nhóm đã bàn bạc và đi đến thống nhất là mua trang thiết bị, vật tư y tế nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với ngành y và hơn hết là chia sẻ với đồng bào mình”, thầy Phong nhớ lại.


Ngưi nhà bnh nhân nhn thuc t tình nguyn viên

Hot đng t tháng 8-2021 đến nay, mô hình khám cha bnh t xa ca nhóm “Thy H Thanh Phong và cng s” đã tiếp nhn, tư vn và điu tr cho khong 4.000 bnh nhân ti TP.HCM và các tnh, thành. Cui năm 2021, khi s ca mc Covid-19 gim mnh, nhiu ý kiến cho rng nên đóng ca mô hình này nhưng thy H Thanh Phong không đng ý. “Dch bnh din biến khó lưng, vì vy “Chúng tôi v đây””, nhà giáo H Thanh Phong nói.

Tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, số ca F0 liên tục tăng mạnh khiến các bệnh viện dã chiến, khu cách ly quá tải. Đã giúp là giúp đến cùng, nhóm lại quyết định thành lập mô hình khám chữa bệnh từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ. Nhóm “Thầy Hồ Thanh Phong và cộng sự” ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Chỉ trong thời gian ngắn, nhóm đã có trên 100 tình nguyện viên hỗ trợ cấp phát thuốc, ô xy, cấp cứu… Bất ngờ hơn là có đến 80 bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn, vật chất và tinh thần cho bệnh nhân, làm việc không quản giờ giấc.

Bên cạnh theo dõi và điều trị từ xa, các bác sĩ trong nhóm còn tranh thủ thời gian cập nhật kiến thức y khoa, dịch tễ đến các tình nguyện viên, để từ đó bảo vệ mình cũng như chia sẻ với bệnh nhân và gia đình của họ.

Khi gọi đến tổng đài, thông tin bệnh nhân sẽ được cập nhật, lưu trữ trên điện toán đám mây thông qua ứng dụng của nhà cung cấp giải pháp eDoctor, truyền dữ liệu đó cho bác sĩ theo dõi diễn biến và xử lý phù hợp. “Vì vậy chúng tôi gọi vui mô hình này là “bệnh viện trên mây””, thầy Hồ Thanh Phong chia sẻ.

“Chúng tôi vn đây”

“Lúc cao điểm, qua tổng đài 0866207299 và qua Facebook của nhóm, chúng tôi đã nhận hơn 100 yêu cầu hỗ trợ từ bệnh nhân và thân nhân. Ở tổng đài này, chúng tôi có đến 20 số trượt để khi tình nguyện viên này bận thì còn tình nguyện viên khác nghe máy, ghi nhận thông tin nhanh và kết nối ngay với bác sĩ. Nhờ đó mà nhiều bệnh nhân đã được tư vấn, điều trị kịp thời, góp phần giảm áp lực với các cơ sở y tế”, bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thành viên của nhóm chia sẻ.

Mô hình khám chữa bệnh từ xa hoạt động theo quy trình: Nhận bệnh từ đường dây nóng và danh sách từ các đơn vị đối tác; Thu nhận tất cả các F0 không phân loại, cấp máy SP02 cho tất cả bệnh nhân chưa có máy; Không phân biệt độ nặng của bệnh; Một bệnh nhân được 1 bác sĩ theo dõi suốt 14 ngày, kết hợp với tặng thuốc, điều trị ôxy và cả lương thực, thực phẩm nếu cần. Qua theo dõi, nếu bệnh nhân nặng sẽ có đội ngũ cung cấp ôxy, hỗ trợ nhập viện, nhẹ thì từ vấn, cấp phát thuốc…

Trong mô hình khám chữa bệnh từ xa, các thành viên nhóm còn xây dựng và vận hành thành công “Chương trình SPO2 tại nhà”, cứu sống hàng ngàn bệnh nhân.


Tình nguyn viên mang thuc đến khu phong ta

Bác sĩ Oanh chia sẻ, hạ ôxy máu không triệu chứng (hạ ôxy máu thầm lặng) rất phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 và có mối liên quan đến tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ này đã được báo cáo từ 32-65% trong các nghiên cứu khác nhau. Tình trạng này khiến bệnh nhân không thể nhận biết và không tiếp cận được các cơ sở y tế do phải đang cách ly dẫn đến trì hoãn điều trị/ nhập viện và làm tăng nguy cơ tử vong. Để hạn chế tình trạng này, việc theo dõi SPO2 tại nhà là cực kỳ quan trọng.

Từ những kiến thức y khoa mà chúng tôi cập nhật, “Chương trình SPO2 tại nhà” ra đời với mong muốn tất cả bệnh nhân đều được theo dõi SPO2 để phát hiện kịp thời trường hợp hạ ôxy máu thầm lặng. Nếu bệnh nhân không có máy SPO2, nhóm sẽ hỗ trợ và hướng dẫn sử dụng.

Anh Nguyễn Văn Tiến (ngụ quận 10) chia sẻ, tháng 9-2021, 4 người trong gia đình tôi lần lượt nhiễm bệnh, thời điểm này liên hệ với các cơ sở y tế rất khó khăn trong khi mẹ tôi đang nguy kịch. Được người quen cung cấp số tổng đài của nhóm “Thầy Hồ Thanh Phong và cộng sự”. Liền sau đó, chúng tôi được cung cấp ôxy, được bác sĩ theo dõi và điều trị. “Nếu không có nhóm “Thầy Hồ Thanh Phong và cộng sự”, không biết chuyện gì đã xảy ra”, anh Tiến kể lại.

Được biết, với ý nghĩa nhân văn của “Chương trình SPO2 tại nhà”, Sở Y tế TP.HCM đã chấp thuận cho nhóm triển khai tại các quận 6, quận 10 và quận Bình Tân. “Đây là niềm vui chung của nhóm với những nỗ lực đã được xã hội ghi nhận, là động lực để nhóm tiếp tục công việc thiện nguyện, góp một phần nhỏ công sức, chuyên môn, chia sẻ với ngành y tế trong thời điểm khó khăn”, NGND Hồ Thanh Phong bày tỏ.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)