Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bệnh viện tuyến dưới: Cần cải thiện quy trình giao nhận trẻ sơ sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

V trao nhm con cách đây 6 năm huyn Ba Vì mi “l din” trong nhng ngày qua khiến cho ngưi dân lo lng. Ông Nguyn Đc Vinh (V trưng V Sc khe bà m và tr em, B Y tế) tha nhn, cho đến nay b vn chưa có quy trình chun v vn đ này, tuy nhiên các bnh vin đu t xây dng mt quy trình riêng.

Cho tr sơ sinh và sn ph đeo vòng thông tin là mt trong nhng cách tránh nhm ln đang đưc các bnh vin ph sn áp dng ph biến

S dng vòng đeo c đnh cho m và con

Đây là giải pháp an toàn đang được các bệnh viện phụ sản lớn áp dụng phổ biến, nhằm giúp cho quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện được đảm bảo nhất có thể. Tiêu biểu Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhiều năm qua bệnh viện đã sử dụng vòng đeo cố định bằng nhựa mềm, với đầy đủ thông tin (mã số, tên mẹ, tên con) để đeo tay cho mẹ và đeo chân cho trẻ sơ sinh. Giám đốc bệnh viện PGS.TS Vũ Bá Quyết cho biết, ngoài giải pháp phòng tránh nhầm lẫn này, bệnh viện còn quy định cha mẹ phải xuất trình giấy chứng nhận ra viện để bảo vệ cổng kiểm tra, nếu thông tin phù hợp mới được đưa con về nhà. Tại Bệnh viện Bạch Mai, quy trình giao nhận cũng được thực hiện ngày càng chặt chẽ. PGS.TS Phạm Bá Nha (Trưởng khoa Phụ sản) cho biết, hơn 10 năm về trước bệnh viện đã áp dụng cách viết tên mẹ và tên con vào đùi trẻ. Tuy nhiên khi tắm rửa cho bé khiến chữ bị mờ, nên sau đó chuyển sang cách đeo thông tin vào cổ trẻ. Từ ngày áp dụng phương pháp “da kề da” sau sinh, bệnh viện đã cải tiến quy trình mới bằng cách sử dụng dây nhựa mềm có nút cố định (phải dùng kéo cắt mới lấy ra được). Theo đó, các thông tin về họ tên con và mẹ sẽ được viết bằng mực chuyên dụng trên dây nhựa, và đeo vào tay cho cả mẹ lẫn con, nên khi tắm rửa cho trẻ cũng không lo bị mờ.

Tương tự như các bệnh viện trên, hai bệnh viện phụ sản lớn ở TP.HCM là Từ Dũ và Hùng Vương mỗi ngày có đến 200 trẻ chào đời, nên quy trình giao nhận trẻ cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Chị Phan Thị Phương Trinh (nữ hộ sinh Khoa Sanh Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, quy trình này được thực hiện chặt chẽ từ khi sản phụ mới vào viện. Ngay sau nhập thông tin hồ sơ, sản phụ đã được đeo chiếc vòng nhựa (không thể tháo ra được) có ghi rõ họ tên, năm sinh và số nhập viện. Ở phòng sinh, sản phụ được dán thêm băng keo ghi các thông tin vào mặt trong cánh tay. Ngay khi trẻ vừa lọt lòng, dây cuống rốn chưa cắt, các điều dưỡng sẽ đặt trẻ lên ngực mẹ để thực hiện phương pháp “da kề da”, sau đó lấy miếng băng keo trên tay mẹ dán vào ngực bé. Bên cạnh đó, việc cân nặng và đo vòng đầu cho bé cũng sẽ được các điều dưỡng thực hiện trước mặt sản phụ. Sau khi cho mẹ xác nhận các thông tin (họ tên mẹ, năm sinh, số nhập viện, giới tính, cân nặng) ở vòng đeo, nữ hộ sinh sẽ đeo vòng này vào tay cho trẻ. Theo đó, bé trai sẽ được đeo vòng thông tin màu xanh, và bé gái sẽ là màu hồng (vòng đeo tay này chỉ được tháo ra khi trẻ đã được xuất viện về nhà). Không chỉ cẩn trọng trong khâu kiểm soát thông tin giữa mẹ và con, các điều dưỡng còn đưa dụng cụ đến tận phòng để tắm cho bé trước mặt sản phụ. Trong ngày đầu tiên, điều dưỡng sẽ chuẩn bị đầy đủ nước tắm quần áo, khăn, cồn làm vệ sinh rốn, xà phòng. Đến ngày thứ hai, đồ dùng cho bé sẽ do gia đình cung cấp. Mục đích của việc làm này vừa để hướng dẫn cho mẹ biết cách tự tắm cho con, vừa phòng ngừa tình trạng giao nhầm con do lượng trẻ sơ sinh tại bệnh viện quá đông. Trong trường hợp phải đưa bé đi khám bệnh, hoặc điều trị, thân nhân của sản phụ sẽ là người trực tiếp đưa trẻ đi và đưa bé về lại cho mẹ. Tại cổng bệnh viện, bảo vệ sẽ đối chiếu thông tin chứng minh thư và vòng tay của mẹ, nếu trùng khớp với thông tin trên vòng tay của trẻ mới được bế con ra khỏi bệnh viện.

Nếu có nghi vn cn giám đnh ADN ngay

Theo nhận định của một số chuyên gia sản khoa, quy trình giao nhận trẻ sơ sinh ngày càng được thực hiện chặt chẽ hơn ở các bệnh viện phụ sản lớn. Tuy nhiên, đối với các bệnh viện tuyến dưới, vấn đề này vẫn cần được quan tâm nhiều hơn. Ông Nguyễn Ngọc Vinh (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì – nơi xảy ra vụ trao nhầm con 6 năm trước) cho biết, trong một ca sinh thường có hai nữ hộ sinh trực. Trong đó, một nữ hộ sinh chăm sóc mẹ và một người chăm sóc con. Tuy nhiên, trong trường hợp có 2-3 trẻ chào đời cùng một lúc, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Trong trường hợp nghi ngờ có sự nhầm lẫn, luật sư Lê Ngọc Phụng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng gia đình sản phụ nên yêu cầu cơ sở y tế giám định ADN ngay, nhằm có thể giải quyết sự cố một cách kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu việc trao nhầm trẻ sơ sinh có gây thiệt hại cho gia đình, thì người bị trao nhầm con có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an để yêu cầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều 618, 619, 622 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, việc bồi thường thiệt hại về vật chất căn cứ vào các yếu tố gồm thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian đi tìm con trẻ, chi phí giám định ADN, chi phí xác minh… Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi trao nhầm trẻ sơ sinh với lỗi cố ý có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 152 Bộ luật Hình sự năm 2015, về tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.

Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)