Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Béo phì có thể dẫn đến tử vong

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Khi béo phì độ I, trông các bé chỉ mũm mĩm hơn những đứa trẻ bình thường. Thấy con “có da có thịt” như vậy, các ông bố, bà mẹ rất thích nên không bao giờ đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn. Thông thường phụ huynh chỉ đưa trẻ tới bệnh viện khi trẻ đã béo phì ở độ II, thậm chí là độ III. Lúc này, trẻ đã quá mập và rất khó giảm cân.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì

Thứ nhất là do trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống không theo giờ giấc mà lúc nào thích thì ăn.

Thứ hai là do năng lượng nạp vào luôn cao hơn nhiều so với năng lượng tiêu hao. Trẻ ít vận động cơ thể, chỉ thích ngồi một chỗ xem ti vi hay đọc truyện, hoặc nằm… Nguyên nhân thứ ba là do di truyền.

Khi bị béo phì, trẻ có thể mắc các bệnh về hô hấp như khó thở, khi ngủ thường ngáy, hay tiểu dầm. Về lâu dài, béo phì gây nên các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, loãng xương, sỏi mật, tiểu đường, giả u não…

Lúc nhỏ bị béo phì thì khi lớn lên rất dễ béo phì.

Giảm cân bằng cách nào?

Điều trị béo phì ở trẻ nhỏ không khó nhưng phụ huynh phải thật kiên trì. Trước tiên phải giảm năng lượng ăn vào và điều chỉnh chất lượng bữa ăn.

Hạn chế uống nước ngọt, chỉ nên cho trẻ uống sữa không đường và ít béo. Vẫn ăn đầy đủ thịt, cá để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, phải tăng thời gian hoạt động thể lực của trẻ như đi bộ, chơi các trò chơi vận động… Ngược lại, cần hạn chế thời gian nhàn rỗi của trẻ để trẻ ít xem ti vi, đọc truyện…

BS. Hoàng Thị Mai Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)