Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Berlin: Bỏ phiếu bài học tôn giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Những cử tri ở thủ đô Berlin, Đức, đang bỏ phiếu để quyết định xem trẻ em liệu có được quyền lựa chọn giữa lớp học theo đạo đức thế tục hay chuẩn mực tôn giáo.
Trưng cầu dân ý được những cư dân thuộc các cộng đồng tôn giáo (kể cả Hồi giáo) ở thủ đô Berlin tổ chức.
Đạo đức lớp học là môn học bắt buộc trong các trường tại Berlin kể từ 2006. Nhưng hầu hết học sinh tại các nơi khác của nước Đức học sinh có quyền lựa chọn giữa tôn giáo và đạo đức. Những người chống đối nói bất cứ thay đổi nào trong giáo trình đều sẽ gây chia rẽ.
Một bảng quảng cáo cho việc bỏ phiếu thông qua giảng dạy tôn giáo trong trường học
Berlin đưa đạo đức vào lớp học từ sau vụ giết người “vì danh dự”: một phụ nữ Hồi giáo bị chồng giết chết do “dám” nói chuyện với người khác phái – một sự cố gây sốc trong thành phố thường được coi là nơi dung thứ nhiều nền văn hóa. Trước thay đổi, trẻ em trong thành phố có thể tự nguyện chọn học ở các lớp giáo dục với từ vựng tôn giáo, nhưng thường có ít em theo học.
Những lớp học đạo đức nhằm giúp các em thấm nhuần ý tưởng chia sẻ những giá trị cổ xưa, dù các em có theo tôn giáo nào đi chăng nữa. Và những lớp học về tôn giáo chỉ có thể tiến hành ngoài giờ chính khóa.
Hiện có một liên minh giữa những người vận động cho tôn giáo và các nhóm phụ huynh cho biết tỷ lệ các em theo học những bài học này ngày càng giảm, có tới 2/3, nên cần phải mở cuộc trưng cầu dân ý.
Chiến dịch Pro-Reli (ủng hộ -tôn giáo)
“Reli” là từ viết tắt thông dụng của “religious lessons”-bài học về tôn giáo. Chiến dịch Pro-Reli đã thuyết phục 265.000 người ký tên vào bản thỉnh nguyện để dẫn đến trưng cầu dân ý. Và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng trong cuộc tranh luận. Bà phát biểu tại một cuộc họp Đảng Thống nhất Dân chủ Thiên chúa giáo của bà rằng bà ủng hộ cho chiến dịch Pro-Reli. Bà nói: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều công dân bỏ phiếu ủng hộ việc này”.
Cư dân thiểu số tại Berlin gồm nhiều thành phần, trong đó có cộng đồng người theo đạo Hồi vốn đông nhất tại Đức, và mọi con mắt đều đổ dồn về họ để xem thử họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ ý kiến nào. Nhiều người thuộc cộng đồng ủng hộ đề nghị thay đổi luật, với hy vọng nếu thành công, Hồi giáo sẽ tìm cách len vào những ngày dạy chính thức trong trường.
Liên hiệp Hồi giáo-Thổ Nhĩ Kỳ về các chuyện tôn giáo (Ditib) cũng là một trong những tổ chức ủng hộ điều này. Ender Cetin, phát ngôn viên của Ditib cho rằng cổ vũ một công nhận chính thức cho đạo Hồi có thể giúp ngăn giới trẻ khỏi bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa quá khích. Ông nói: “Điều quan trọng là trường học có những bài học giúp Hồi giáo thoát ra khỏi sự mê tín, và nhờ vậy chúng ta tránh được những bài học Kinh Koran lén lút ở “sân sau””.
Julia Sebastian, nữ phát ngôn viên của Pro-Reli nói, những người vận động chiến dịch chỉ muốn các cháu bé cảm thấy như vẫn đang ở quê nhà. Theo bà: “Chúng tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi lấy được quá nhiều chữ ký để buộc phải tổ chức trưng cầu dân ý”.
Bà cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên khi Ditib ủng hộ việc này: “Họ cảm thấy đây là một cách tốt hơn để hội nhập, cũng có một số ý kiến lo ngại về chuyện Hồi giáo vào trường học, nhưng tôi thì không. Tôi nghĩ chính quyền có thể bàn bạc với những người cấp tiến khi đưa đạo Hồi vào trường lớp”. Nhưng những người phản đối thay đổi cho rằng tập trung vào các qui định tôn giáo như vậy có thể khiến giới trẻ không mấy chú ý đến các giá trị đạo đức thế tục.
Đảng phái cánh tả ở Đức nằm trong số những người vận động chiến dịch nói “Không” khi bỏ phiếu. Phó chủ tịch của họ tại Bundestag, hạ viện là Petra Pau, nguyên là một nhà giáo, bà cáo buộc những người theo đạo Thiên chúa đang cố dẫn đầu một cuộc thập tự chinh mới.
Ít nhất cần phải 600.000 cư dân Berlin đi bỏ phiếu cuộc trưng cầu dân ý mới có giá trị và đa số trong đó phải ủng hộ mới có thể có thay đổi.
Đến nay, cả hai phía đều dựng bảng quảng cáo quanh Berlin, một số bảng trong đó đã bị bôi xóa. Đây là một dấu hiệu cho thấy tranh đua trong trường lớp về một vấn đề cổ điển: đạo đức thế tục và đạo đức tôn giáo.
Quang Hùng (Theo AFP)

Bình luận (0)