Hội nhậpThế giới 24h

Bí ẩn về “kho vũ khí phát nổ” trong vụ Israel tấn công ở Rafah

Tạp Chí Giáo Dục

Phía Mỹ cho rằng vụ tấn công của Israel vào khu lều trại ở TP Rafah chưa vượt "lằn ranh đỏ", sẽ không có thay đổi trong chính sách viện trợ quân sự.

Theo người phát ngôn Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari, vụ tấn công hôm 27-5 vào khu lều trại phía Tây Rafah có thể đã vô tình kích hoạt vũ khí được cất giữ trong một khu nhà gần đó.

Đây có thể là nguyên nhân gây ra đám cháy lớn thiêu rụi một phần khu lều trại mà những người Palestine tản cư đang nương náu.

Ông Hagari nói rằng đây là một trong nhiều khả năng có thể xảy ra và không cung cấp bất kỳ bằng chứng xác minh nào để củng cố cho tuyên bố này.

Bí ẩn về "kho vũ khí phát nổ" trong vụ Israel tấn công ở Rafah- Ảnh 1.

Người Palestine nhặt nhạnh thực phẩm từ đám cháy thiêu rụi một phần khu lều trại tản cư ở phía Tây Rafah. Ảnh: Reuters

Ông Hagari sau đó phát một đoạn ghi âm cuộc gọi, được IDF mô tả là "giữa hai người Gaza về cuộc tấn công ở Rafah".

Một người trong đoạn ghi âm cho biết một kho đạn đã phát nổ, gây ra vụ nổ thứ cấp. Cuộc tấn công của Israel có quy mô "nhỏ" và không tạo ra hố lớn.

CNN không thể xác minh độc lập tính xác thực của âm thanh, thời điểm ghi âm hoặc thông tin mà người trong đoạn băng đã nói.

Ông Hagari cho biết vụ việc đang được Bộ Tổng tham mưu Israel điều tra, đồng thời khẳng định Israel chống lại Hamas, không phải người dân Gaza, gọi vụ việc là "sự mất mát nhân mạng bi thảm".

Trước đó, khu lều trại ở phía Tây Rafah, nơi tập trung nhiều người dân mà Israel đã yêu cầu di dời từ bên trong TP Rafah, đã bị trúng không kích và cháy lớn tối 27-5, khiến nhiều người thiệt mạng và gây nên làn sóng phẫn nộ khắp thế giới.

Nhiều nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các quốc gia lên tiếng, yêu cầu Israel phải tuân theo lệnh của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Riêng phía Mỹ tuy nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ dân thường nhưng không kêu gọi Israel ngừng chiến dịch.

Trong một cuộc họp báo hôm 28-5 tại Nhà Trắng, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên rằng họ đang theo dõi chặt chẽ cuộc điều tra của IDF nhưng những cái chết gần đây ở Rafah không phải là một hoạt động trên bộ lớn vượt qua bất kỳ "lằn ranh đỏ" nào của Mỹ.

“Người Israel đã nói rằng đây là một sai lầm bi thảm” – ông Kirby nói. Ông tiếp lời: “Chúng tôi không muốn chứng kiến một chiến dịch lớn trên bộ, chúng tôi chưa thấy điều đó vào thời điểm này" – Reuters và CNN dẫn lời.

Ông Kirby nói thêm rằng “không có thay đổi chính sách nào để nói” khi được hỏi rằng cuộc tấn công có thể làm thay đổi các chính sách của Mỹ với Israel hay không, theo CNN.

Khi được hỏi liệu ông có nói rằng các hoạt động trên bộ gần đây ở Rafah sẽ không khiến Mỹ rút thêm viện trợ quân sự hay không, ông Kirby nói "Tôi tin đó là những gì tôi đã nói ở đây" – Reuters tường thuật.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói về việc từ chối cung cấp vũ khí cho Israel nếu nước này thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Rafah khiến những người phải di tản ở đó gặp nguy hiểm.

Israel tấn công khu lều trại bằng bom do Mỹ sản xuất?

Một phân tích của CNN về video từ hiện trường và đánh giá của 4 chuyên gia vũ khí nổ cho thấy các quả bom GBU-39 (SDB) do Mỹ sản xuất đã được sử dụng trong cuộc tấn công chết người của Israel vào khu lều trại ở Rafah hôm 27-5.

Chuyên gia vũ khí nổ Chris Cobb-Smith, cựu sĩ quan pháo binh của Quân đội Anh, cho biết GBU-39 do Boeing sản xuất, là loại vũ khí có độ chính xác cao và gây ra thiệt hại phụ ở mức thấp, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro ở khu vực đông dân cư.

Ông Trevor Ball, cựu thành viên nhóm xử lý bom mìn cấp cao của quân đội Mỹ cũng xác định mảnh vỡ là của GBU-39, cho biết loại bom này có nhiều đặc trưng bao gồm phần dẫn hướng và cánh của đạn vẫn còn lại sau khi phát nổ, nên dễ dàng nhận diện.

Việc xác định này của CNN phù hợp với tuyên bố của ông Hagari trong cuộc họp hôm 28-5.

Ông Hagari cho biết cuộc tấn công đã sử dụng 2 quả bom có đầu đạn nhỏ chứa 17 kg chất nổ, đồng thời cho biết thêm những quả bom này là “loại đạn nhỏ nhất mà máy bay phản lực của chúng tôi có thể sử dụng”.

Đầu đạn GBU-39 truyền thống có trọng tải nổ 17 kg. Ngoài ra, số sê-ri trên những mảnh còn sót lại trùng khớp với số sê-ri của nhà sản xuất các bộ phận GBU-39 – thêm bằng chứng cho thấy nó được sản xuất ở Mỹ.

Theo Anh Thư/NLĐO

 

 

Bình luận (0)

Hội nhậpThế giới 24h

Bí ẩn về “kho vũ khí phát nổ” trong vụ Israel tấn công ở Rafah

Tạp Chí Giáo Dục

Phía Mỹ cho rằng vụ tấn công của Israel vào khu lều trại ở TP Rafah chưa vượt "lằn ranh đỏ", sẽ không có thay đổi trong chính sách viện trợ quân sự.

Theo người phát ngôn Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari, vụ tấn công hôm 27-5 vào khu lều trại phía Tây Rafah có thể đã vô tình kích hoạt vũ khí được cất giữ trong một khu nhà gần đó.

Đây có thể là nguyên nhân gây ra đám cháy lớn thiêu rụi một phần khu lều trại mà những người Palestine tản cư đang nương náu.

Ông Hagari nói rằng đây là một trong nhiều khả năng có thể xảy ra và không cung cấp bất kỳ bằng chứng xác minh nào để củng cố cho tuyên bố này.

Bí ẩn về "kho vũ khí phát nổ" trong vụ Israel tấn công ở Rafah- Ảnh 1.

Người Palestine nhặt nhạnh thực phẩm từ đám cháy thiêu rụi một phần khu lều trại tản cư ở phía Tây Rafah. Ảnh: Reuters

Ông Hagari sau đó phát một đoạn ghi âm cuộc gọi, được IDF mô tả là "giữa hai người Gaza về cuộc tấn công ở Rafah".

Một người trong đoạn ghi âm cho biết một kho đạn đã phát nổ, gây ra vụ nổ thứ cấp. Cuộc tấn công của Israel có quy mô "nhỏ" và không tạo ra hố lớn.

CNN không thể xác minh độc lập tính xác thực của âm thanh, thời điểm ghi âm hoặc thông tin mà người trong đoạn băng đã nói.

Ông Hagari cho biết vụ việc đang được Bộ Tổng tham mưu Israel điều tra, đồng thời khẳng định Israel chống lại Hamas, không phải người dân Gaza, gọi vụ việc là "sự mất mát nhân mạng bi thảm".

Trước đó, khu lều trại ở phía Tây Rafah, nơi tập trung nhiều người dân mà Israel đã yêu cầu di dời từ bên trong TP Rafah, đã bị trúng không kích và cháy lớn tối 27-5, khiến nhiều người thiệt mạng và gây nên làn sóng phẫn nộ khắp thế giới.

Nhiều nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các quốc gia lên tiếng, yêu cầu Israel phải tuân theo lệnh của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Riêng phía Mỹ tuy nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ dân thường nhưng không kêu gọi Israel ngừng chiến dịch.

Trong một cuộc họp báo hôm 28-5 tại Nhà Trắng, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên rằng họ đang theo dõi chặt chẽ cuộc điều tra của IDF nhưng những cái chết gần đây ở Rafah không phải là một hoạt động trên bộ lớn vượt qua bất kỳ "lằn ranh đỏ" nào của Mỹ.

“Người Israel đã nói rằng đây là một sai lầm bi thảm” – ông Kirby nói. Ông tiếp lời: “Chúng tôi không muốn chứng kiến một chiến dịch lớn trên bộ, chúng tôi chưa thấy điều đó vào thời điểm này" – Reuters và CNN dẫn lời.

Ông Kirby nói thêm rằng “không có thay đổi chính sách nào để nói” khi được hỏi rằng cuộc tấn công có thể làm thay đổi các chính sách của Mỹ với Israel hay không, theo CNN.

Khi được hỏi liệu ông có nói rằng các hoạt động trên bộ gần đây ở Rafah sẽ không khiến Mỹ rút thêm viện trợ quân sự hay không, ông Kirby nói "Tôi tin đó là những gì tôi đã nói ở đây" – Reuters tường thuật.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói về việc từ chối cung cấp vũ khí cho Israel nếu nước này thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Rafah khiến những người phải di tản ở đó gặp nguy hiểm.

Israel tấn công khu lều trại bằng bom do Mỹ sản xuất?

Một phân tích của CNN về video từ hiện trường và đánh giá của 4 chuyên gia vũ khí nổ cho thấy các quả bom GBU-39 (SDB) do Mỹ sản xuất đã được sử dụng trong cuộc tấn công chết người của Israel vào khu lều trại ở Rafah hôm 27-5.

Chuyên gia vũ khí nổ Chris Cobb-Smith, cựu sĩ quan pháo binh của Quân đội Anh, cho biết GBU-39 do Boeing sản xuất, là loại vũ khí có độ chính xác cao và gây ra thiệt hại phụ ở mức thấp, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro ở khu vực đông dân cư.

Ông Trevor Ball, cựu thành viên nhóm xử lý bom mìn cấp cao của quân đội Mỹ cũng xác định mảnh vỡ là của GBU-39, cho biết loại bom này có nhiều đặc trưng bao gồm phần dẫn hướng và cánh của đạn vẫn còn lại sau khi phát nổ, nên dễ dàng nhận diện.

Việc xác định này của CNN phù hợp với tuyên bố của ông Hagari trong cuộc họp hôm 28-5.

Ông Hagari cho biết cuộc tấn công đã sử dụng 2 quả bom có đầu đạn nhỏ chứa 17 kg chất nổ, đồng thời cho biết thêm những quả bom này là “loại đạn nhỏ nhất mà máy bay phản lực của chúng tôi có thể sử dụng”.

Đầu đạn GBU-39 truyền thống có trọng tải nổ 17 kg. Ngoài ra, số sê-ri trên những mảnh còn sót lại trùng khớp với số sê-ri của nhà sản xuất các bộ phận GBU-39 – thêm bằng chứng cho thấy nó được sản xuất ở Mỹ.

Theo Anh Thư/NLĐO