Một số bài báo đã được đăng tải về hiện tượng kì lạ này. Mới đây nhất, các nhà khoa học đã đề xuất một ý tưởng mới về lý do tại sao những tảng băng bí ẩn lại có màu ngọc lục bảo.
Cuộc tìm kiếm, khám phá bí ẩn của những tảng băng nguyên khối màu xanh lá cây bắt đầu trong một cuộc thám hiểm của các nhà khoa học Australia vào năm 1988.
Những tảng băng màu ngọc lục bảo kì lạ.
"Các tảng băng thông thường có nguồn gốc từ tuyết, vì tuyết bị nén dưới sức nặng của chính nó thành băng, không khí trong tuyết bị đóng lại như bong bóng. Vì vậy, băng hà chứa vô số bong bóng, và các tảng băng rất sáng. Tuy nhiên, những tảng băng này lại không như vậy”, nhà nghiên cứu Warren cho biết.
Tuy nhiên, trong những tảng băng ngọc lục bảo không có bong bóng, cho thấy nó không phải là băng hà thông thường. Warren đã lấy một mẫu lõi từ một sông băng gần thềm băng Amery ở Đông Nam Cực và so sánh nó với các mẫu băng xanh khác từ các cuộc thám hiểm của Australia vào những năm 1980. Ông thấy rằng màu ngọc xanh rõ ràng là do băng biển chứ không phải băng hà.
Hầu hết các tảng băng được nhìn thấy bởi các thủy thủ ở Nam Cực có màu trắng hoặc xanh, một số thậm chí có sọc. Màu xanh lá cây thực tế là rất hiếm.
Lúc đầu, nhóm Warren nghi ngờ tạp chất trong nước biển bên dưới đang biến đổi màu xanh băng, có thể từ các hạt siêu nhỏ bị mắc kẹt của thực vật và động vật biển chết. Nhưng một mẫu băng đã chứng minh lý thuyết của họ sai: Băng biển xanh có lượng vật chất hữu cơ tương tự nhau.
Cho đến vài năm trước, Warren đã được truyền cảm hứng để có một ý tưởng khác. Cảm hứng của ông được gợi mở từ nghiên cứu của nhà hải dương học Laura Herraiz-Borreguero tại Đại học Tasmania, người đã phát hiện ra rằng lõi băng Amery có lượng sắt gấp gần 500 lần so với băng ở trên.
Warren tự hỏi liệu có khả năng oxit sắt đang biến màu xanh lam phổ biến của băng thành màu xanh đậm hay không. Nếu vậy, sắt từ đâu đến? Các hợp chất này rất hiếm ở nhiều vùng trên đại dương. Warren tin rằng câu trả lời có thể nằm ở bột glacial đá vôi. Những hạt giàu sắt này sau đó chảy vào đại dương và bị mắc kẹt dưới thềm băng, nơi chúng hòa lẫn với băng biển khi nó hình thành.
Phát hiện này có thể đóng một vai trò trong việc duy trì sự sống ở các đại dương. Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng cho nhiều sinh vật khác dựa vào. Nếu các tảng băng trôi màu xanh đang chuyển sắt từ lục địa Nam Cực đến Nam Đại Dương, đó có thể là một quá trình quan trọng đối với sinh vật biển.
Các nhà khoa học vẫn đang đặt nhiều giả thuyết về màu sắc kì lạ của băng.
"Sắt là chất dinh dưỡng hạn chế cho thực vật phù du ở Nam Đại Dương, vì vậy các nhà hải dương học sinh học rất muốn định lượng các nguồn sắt khác nhau", Warren công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý.
Thực vật phù du là cơ sở của chuỗi thức ăn ở Nam Đại Dương. Sự quang hợp của các thực vật phù du này cũng loại bỏ CO2 khỏi khí quyển, vì vậy chúng rất quan trọng trong chu trình chuyển hoá carbon toàn cầu. Với sự nóng lên toàn cầu, nếu nước biển chảy vào dưới thềm băng trở nên ấm hơn, sau đó có lẽ ít băng biển sẽ hình thành và ít chất sắt sẽ được chuyển đến thực vật phù du.
Để xác nhận giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đề nghị phân tích sâu hơn các lõi ngắn từ tảng băng trôi để đo lượng carbon hữu cơ hòa tan và hạt carbon hữu cơ so với độ sâu, cũng như khoáng vật học của sắt.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)