Lợi ích của việc thông thạo tiếng Anh là đã quá rõ trong thời hội nhập, câu hỏi còn lại là làm sao Gen Z (những bạn trẻ sinh từ 1995 đến 2012) có thể chinh phục dễ dàng tiếng Anh nói chung, kỳ thi IELTS nói riêng?
ThS. Trần Nam (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) giao lưu với học sinh Trường THPT Phạm Phú Thứ
Dưới đây là chia sẻ từ ThS. Hà Đặng Như Quỳnh (tốt nghiệp á khoa sư phạm tiếng Anh – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, IELTS 8.5 và từng xuất hiện trên VTV7).
+ PV: Theo chị, những sai lầm nào người trẻ hay gặp khi học IELTS?
ThS. Hà Đặng Như Quỳnh: Một số bạn tin rằng chỉ cần luyện đề càng nhiều là điểm IELTS càng cao. Sự thật, IELTS là bài thi kiểm tra kiến thức nên nếu chưa có kiến thức tiếng Anh vững thì nên xây nền kiến thức trước. Luyện đề chỉ giúp cải thiện kỹ năng làm bài trong khi bản thân việc giải đề không giúp tăng kiến thức. Việc giải đề nên là bước cuối cùng nhằm giúp tăng kỹ năng làm bài.
Một số bạn khác cho rằng, muốn đạt điểm IELTS cao thì phải học mẹo, học tủ trong khi đó IELTS là bài thi được thiết kế để đánh giá thật sự năng lực ngôn ngữ thí sinh. Một ví dụ là trong kỹ năng đọc IELTS, nếu chỉ đi skim/scan keywords (từ khóa giống nhau) giữa câu hỏi và bài đọc mà không thật sự hiểu nội dung bài đọc nói gì thì cũng khó có thể làm đúng được.
Một sai lầm nữa là suy nghĩ chỉ cần giỏi tiếng Anh là điểm IELTS sẽ cao. IELTS là một kỳ thi có tiêu chí chấm thi riêng. Vì vậy, các bạn cần biết rõ IELTS chấm điểm dựa trên những tiêu chí gì.
ThS. Hà Đặng Như Quỳnh chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh tư duy Linearthinking tại Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM)
+ Vậy, các bạn trẻ có cần phải tích lũy kiến thức tiếng Anh thật lâu và thật nhiều thì mới có thể học giỏi ngoại ngữ?
– Thực chất việc chinh phục tiếng Anh cũng giống như việc leo lên một đỉnh núi. Những ai từng leo đỉnh Fansipan thì biết sẽ có rất nhiều cách để lên được đến đỉnh, có cung đường sẽ rất cheo leo và tốn sức thậm chí dẫn đến kiệt sức. Nhưng cũng có một số cung đường nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả cao.
“Tôi từng học ở DOL English và sau đó lấy được IELTS 7.5/9, một số điểm khá cao do tôi xuất thân từ khối B và phải nói quỹ thời gian cho việc học chuyên khoa, làm việc, nghiên cứu rất bận rộn. Phương pháp Linearthinking của DOL dạy tiếng Anh một cách logic nên với các cá nhân thuần khoa học như tôi thấy rất thuyết phục, tiết kiệm được nhiều thời gian lẫn công sức” – ThS.BS tâm thần CKI Nguyễn Trung Nghĩa (nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM) chia sẻ. |
Ở đây tôi xin chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh tư duy có tên Linearthinking, một “bí kíp” sẽ giúp hành trình học và thi IELTS trở nên thật sự dễ dàng. Đây là cách đưa tư duy toán học, logic vào việc học tiếng Anh và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Linearthinking kết hợp giữa 3 yếu tố:
Thứ nhất là nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất lên ngôn ngữ thứ hai, cụ thể là việc học tiếng Việt lên việc học tiếng Anh. Cái thứ hai là kỹ thuật siêu trí nhớ. Điều thứ ba là áp dụng logic, toán học để tạo ra phương pháp tiếp cận việc học tiếng Anh tư duy, thông minh và hiệu quả, phù hợp hơn cho người Việt.
+ Chị có thể chia sẻ một ví dụ cụ thể để mọi người dễ hình dung hơn?
– Chẳng hạn như trong kỹ năng nói, không ít người Việt thường chọn cách cao siêu trừu tượng để trả lời phỏng vấn. Ví dụ như ở câu hỏi: Vì sao chúng ta cần học lịch sử? Họ sẽ chọn trả lời học lịch sử để có thể biết và hiểu rõ hơn về công lao của tổ tiên. Điều này sẽ là bất lợi lớn với những cá nhân rành rẽ tiếng Việt nhưng lại yếu tiếng Anh.
Nếu các bạn học theo Linearthinking thì hoàn toàn có thể đơn giản hóa mọi thứ để phù hợp với vốn từ vựng của mình. Thay vì trả lời phức tạp như trên, chúng ta có thể trả lời theo hướng: “Tôi học sử để biết về những điều mà những người đi trước đã làm cho chúng ta”, hoặc “tôi học mọi thứ về thế hệ trước đã làm cho chúng ta” chứ không cần học cụm từ khó “công lao tổ tiên” mới làm được câu này.
Điều đặc biệt là Linearthinking có thể áp dụng cho hầu hết các kỹ năng trong IELTS, thậm chí có thể dùng cho việc chinh phục các ngôn ngữ khác. Các bạn có thể tham khảo thêm ở link sau đây: https://www.dolenglish.vn/gioi-thieu-linearthinking.
+ Chị có thể nói về câu chuyện chuyển đổi số trong giáo dục. Linearthinking đã hòa vào xu hướng này như thế nào để tạo sự khác biệt ở DOL English?
– Thực chất nói về công nghệ trong giáo dục là cái gì đó nghe thì đơn giản nhưng rất là rộng. Bản chất của công nghệ là số hóa tất cả mọi thứ từ offline lên online, kết hợp ưu điểm của offline và online.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức chụp hình lưu niệm cùng đại diện DOL English và các em học sinh trong trường
Trong khi đó chúng ta có hai phần: Một là số hóa giáo dục và một là số hóa phần học thuật, số hóa phần quản lý (những cái mà chúng ta tạm coi là không phải học thuật).
Số hóa phần quản lý thì có nhiều phần mềm, hệ thống trên thế giới làm rồi nhưng số hóa phần học thuật thì lại khó vì tiếng Anh có rất nhiều chương trình thi, nhiều chương trình học trong khi mỗi chương trình học lại có rất nhiều nội dung.
DOL English – Đình Lực là Học viện Tiếng Anh Tư duy đầu tiên tại Việt Nam, chuyên dạy IELTS/SAT/GRE/TOEIC. DOL nổi bật với phương pháp Linearthinking, cùng dàn giáo viên giỏi – tận tâm, và hệ thống công nghệ tự phát triển giúp tăng điểm thần tốc, giúp người Việt học tiếng Anh một cách tư duy, hiệu quả hơn, tiết kiệm tối đa thời gian – chi phí – tiền bạc. Thông tin chi tiết xem tại: www.dolenglish.vn. |
Nếu số hóa thì phải số hóa tất cả nguồn nội dung này trong khi mỗi nguồn nội dung lại là một trải nghiệm khác biệt. Nói cách khác số hóa giáo dục tựa như việc chúng ta code vài chục cái ứng dụng rồi gom tất cả lại thì mới thực sự là số hóa thành công một cái edtech (ứng dụng công nghệ trong giáo dục).
Và tôi tin tưởng rằng chúng tôi đang đi đúng hướng, thậm chí tin tưởng rằng về mảng áp dụng edtech cho IELTS thì chúng tôi là một trong những hệ thống chỉn chu nhất.
+ Xin cảm ơn thạc sĩ Như Quỳnh!
Hồ Trinh (thực hiện)
Bình luận (0)