Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

“Bí kíp” vượt qua kỳ thi tuyển sinh dễ dàng

Tạp Chí Giáo Dục

Làm thế nào đ có tâm lý n đnh? Làm thế nào đ có sc khe tt? Ăn ung, ngh ngơi ra sao mi hp lý?… Đó là băn khoăn ca các em hc sinh trưc các k thi quan trng trong cuc đi.


ThS. Nguyn Trn Phưc (chuyên gia tâm lý) tư vn tâm lý cho các em hc sinh THCS

Để các em học sinh vượt qua khó khăn, ổn định tâm lý, ThS. Nguyễn Trần Phước (chuyên gia tâm lý) đã chia sẻ những “bí kíp” cần thiết.

Lên chiến lưc cho mùa thi

Còn không bao lâu nữa các em học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập. Để vượt qua kỳ thi này, đầu tiên các em phải lên chiến lược cho mùa thi. Theo đó, các em phải đặt mục tiêu tuyển sinh dựa vào sở thích, năng lực của bản thân. Chẳng hạn, các em thích học trường nào? Muốn học trường THPT công lập thường hay vào trường chuyên? Trường đó có những hoạt động gì? Bản thân mình có khả năng vào trường đó không? Nếu muốn vào thì thi tuyển sinh phải đạt bao nhiêu điểm?… Khi đã xác định được mục tiêu, tiếp theo các em phải xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả: Phương pháp học như thế nào, sắp xếp thời gian, tài liệu nào hỗ trợ cho việc học. Chẳng hạn, buổi sáng sau khi học ở trường xong, về nhà ôn lại những gì đã học. Tài liệu thì bên cạnh sách giáo khoa, các em có thể tìm thêm sách tham khảo, đề thi cũ để ôn luyện, luyện cách làm bài nhanh. Ngoài ra, các em cũng có thể tìm tài liệu từ các trang mạng uy tín, từ báo chí… Với vô vàn kiến thức, các em nên tập trung vào kiến thức nền tảng mà thầy cô đã hướng dẫn trên lớp. Đặc biệt, các em nên tập thói quen ghi chú lại những thông tin cần thiết bằng hình ảnh, từ khóa…, để khi về nhà các em có thể mở ra ôn tập.

Các em cũng có thể xây dựng nhóm học tập tầm 3-5 bạn để cùng nhau học tập, chia sẻ bài tập, đề thi cho nhau. Nhóm học tập phải có những quy định, quy tắc, có nhóm trưởng, nhóm phó để đảm bảo việc học được hiệu quả, tránh tạo nhóm rồi không tập trung làm việc chính. 

Ăn ung, ngh ngơi hp lý

Theo ThS. Nguyễn Trần Phước, việc học quan trọng nhưng các em cũng nên cân bằng với việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt “chiến đấu” với kỳ thi. Về ăn uống thì ăn nhiều không hẳn là tốt mà phải ăn điều độ, đủ chất. Ngoài 3 bữa chính có đầy đủ tinh bột, chất đạm như cơm, mỳ, hủ tiếu, cá, thịt, trứng, rau xanh…, học sinh có thể bổ sung thêm bữa phụ với sữa, yaourt, trái cây, bắp, khoai, chè, đậu… Các em lưu ý không được bỏ buổi sáng. Nhiều học sinh lo học tập dẫn đến quên ăn sáng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến bao tử mà còn làm cho bản thân không có đủ năng lượng để học tập, thi cử tốt. Việc nhịn ăn sáng còn dẫn đến việc đau đầu, hạ đường huyết, thậm chí ngất xỉu. “Vào phòng thi mà ngất xỉu thì coi như kỳ thi bất thành. Theo quy định tuyển sinh, dù bất kỳ lý do gì nếu học sinh không đảm bảo thi đủ 3 bài thi xem như rớt”, ThS. Phước cảnh báo. Bên cạnh những thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, các em nên tránh sử dụng một số loại như rượu, bia, cà phê, các loại nước có ga… Những loại này đều có chất kích thích, khi sử dụng ban đầu các em sẽ cảm thấy mình rất tỉnh táo nhưng không lâu sau đó làm cho đầu óc lâng lâng, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi. Tốt nhất, các em nên uống nước tinh khiết, uống càng nhiều càng tốt vì loại nước này rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh có sức khỏe tốt. Thay vì học hành liên tục để kịp tiến độ bài vở, các em nên dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để não bộ được phục hồi, tiếp thu bài hiệu quả. Các em nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thời gian đi ngủ vào lúc 22 giờ, sáng 5 giờ dậy học bài, chuẩn bị bài. Trong quá trình học, các em nên dành tầm 15-20 phút nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục học. Cứ thế, việc học của các em không chỉ đạt được hiệu quả cao mà còn giúp có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. “Thường vào kỳ thi, nhiều học sinh do áp lực bài vở nên học bài rất khuya, sáng lại thức sớm đi thi. Việc này không những làm đầu óc không tập trung mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi. Vì vậy, dù bận rộn đến cỡ nào thì các em cần dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc để đầu óc luôn minh mẫn, tỉnh táo làm bài hiệu quả”, ThS. Phước lưu ý.

Cha m đng hành cùng con

Trong thi cử, cha mẹ nào cũng muốn con đạt điểm cao, trúng tuyển vào ngôi trường danh tiếng để “nở mặt nở mày” với bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều cha mẹ đã đặt kỳ vọng quá lớn vào con cái khiến các em cảm thấy lo lắng, áp lực. Việc này còn dẫn đến tình trạng các em học trước quên sau, học kiểu đối phó.


Hc sinh Trưng THCS Trn Bi Cơ (Q.5) nh chuyên gia gii đáp thông tin v k thi tuyn sinh vào lp 10 THPT công lp năm 2023

ThS. Phước cho biết, một trong những động lực giúp các em học sinh vượt qua áp lực để thi tốt là sự đồng hành của cha mẹ. Vậy phụ huynh đồng hành như thế nào? Theo đó, phụ huynh nên thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với con để tìm hiểu tình hình ôn tập của con. Bên cạnh đó, phụ huynh nên hỗ trợ con tìm hiểu sở thích, năng lực trong việc chọn trường. Nếu con chọn trường quá xa, không phù hợp với năng lực, phụ huynh nên khuyên bảo, phân tích cho con hiểu để đặt nguyện vọng phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh không nên áp đặt con, bắt con phải làm thế này, thế kia, phải thi đạt điểm cao mà động viên, ủng hộ con lựa chọn hướng đi của mình. Nếu con chọn chưa đúng hãy cho con những lời khuyên nhẹ nhàng, giúp con thấu hiểu thay vì nặng lời, la mắng làm ảnh hưởng đến tâm lý của con. “Phụ huynh cũng có thể hỗ trợ con bằng cách khuyến khích, động viên, nấu cho con những món ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng để con có sức khỏe tốt. Có như vậy con sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào kỳ thi”, ThS. Phước lưu ý.

Không chỉ đồng hành cùng con trong kỳ thi mà sau kỳ thi phụ huynh cũng phải theo dõi con. “Nếu con đậu kết quả cao hãy cho con những lời khen hay thưởng cho con những phần thưởng nho nhỏ. Nếu con không đậu thì hỗ trợ con chọn hướng đi khác. Hướng đi nào không quan trọng, quan trọng là con luôn tin vào bản thân và cố gắng hết mình trên con đường học tập”, ThS. Phước khuyên.

Kiu Khánh (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)